Chương trình phân tích ứng suất - biến dạng của nền đất sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn (FEM)

Phần mềm địa kỹ thuật phân tích đàn hồi - dẻo bằng phương pháp phần tử hữu hạn (GeoFEAS) 2D Ver.4

Phát hành lần đầu: 25.12.2005 / Phiên bản mới nhất: 01.08.2017

GeoFEAS 2D
USD 6,500
Bản tiếng Anh
USD 13,000

Sản phẩm và dịch vụ liên quan:
Dịch vụ hỗ trợ phân tích địa kỹ thuật

Tổng quan về phần mềm

GeoFEAS 2D là "Geotechnical Finite element Elastoplastic Analysis", tức phần mềm địa kỹ thuật phân tích đàn hồi - dẻo sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn 2D". Đây là chương trình phần mềm giúp giải quyết bài toán 2 chiều về ứng suất - biến dạng của đất nền trong điều kiện tĩnh. Phần mềm sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn để phân tích đàn hồi - dẻo, giải quyết nhiều bài toán địa kỹ thuật khác nhau, chẳng hạn như phân tích ổn định mái dốc, phân tích đào tường chắn đất, phân tích ổn định nền đất xung quanh khi thi công đào hầm bằng khiên đào. Có thể xem đây là phiên bản tiền xử lý - 2D PrePost đối với bài toán phần tích biến dạng phẳng và phân tích đối xứng trục. Giao diện đơn giản giúp người dùng dễ dàng tạo mô hình FEM với phương thức tương tự khi làm việc với CAD. Phần mềm cũng hỗ trợ import file định dạng SXF.

Phần mềm do FORUM8 và Phòng thí nghiệm Ukai, Khoa Kỹ thuật xây dựng & môi trường, Đại học Gunma (Nhật Bản) cộng tác phát triển. Bộ giải thuật (solver) sử dụng chương trình phân tích nền đất do phòng thí nghiệm Ukai phát triển, còn bộ tiền & hậu xử lý (pre-post) do FORUM8 phát triển. Các phần này sau đó được kết hợp lại thành một giải pháp tổng thể.

▲Kết quả phân tích đào hầm
Tiền xử lý (Preprocessor)

▲Phân tích biến dạng do tải trọng bản thân của kè sông trong động đất
(biểu đồ biến dạng, hóa lỏng (FL))

▲Phân tích đào tường chắn đất
(biểu đồ đường đồng mức (contour)
theo phương X)

Thông tin liên quan

◆Thông tin sản phẩm mới
Phần mềm địa kỹ thuật phân tích đàn hồi - dẻo sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn (GeoFEAS) 2D Ver.4
(Up&Coming '17 Ấn bản mùa xuân)
◆Tài liệu / bài trình bày
Lễ hội thiết kế - FORUM8 Design Festival 2012
Bài diễn thuyết đặc biệt trong Báo cáo hội nghị thiết kế lần thứ 6 (Up&Coming '13 Ấn bản năm mới)
◆Hội thảo
Hội thảo trải nghiệm giải pháp phân tích địa kỹ thuật

Các tính năng của phần mềm

Phương pháp phân tích

Loại phân tích

Phân tích ứng suất cục bộ tĩnh


Thứ nguyên phân tích

Phân tích biến dạng phẳng, phân tích đối xứng trục

Tính năng nổi bật

Phân tích theo giai đoạn

Có thể phân tích theo giai đoạn (phân tích theo từng bước thi công).
Phần mềm cũng cho phép thiết lập riêng thông số vật liệu, điều kiện biên, hệ số giải phóng ứng suất khi đào đối với từng giai đoạn.


Phương pháp giảm cường độ cắt (SSR)

Phương pháp giảm cường độ cắt (SSR) có thể áp dụng tính hệ số an toàn tổng thể, xác định mặt trượt ở từng giai đoạn phân tích.
Có thể áp dụng SSR đối với 3 loại mô hình đàn hồi - dẻo tuyệt đối.


Hệ số an toàn cục bộ

Có thể tính toán hệ số an toàn cục bộ tại mỗi điểm tích phân Gauss.


Kết hợp với phân tích dòng thấm

Có thể xét áp lực nước từ phân tích dòng thấm là tải tại nút (lưu ý: phân tích sử dụng module tải trọng).


Kết hợp các loại phân tích

Có thể kết hợp phân tích theo giai đoạn và phân tích theo phương pháp SSR để thực hiện đồng thời phân tích biến dạng và phân tích ổn định, giải các bài toán về đất nền như diện tích đắp/ đào, ổn định mái dốc, khả năng chịu lực, v.v.


Gán nhiều phương trình cấu thành cho cùng loại vật liệu

Có thể gán nhiều phương trình cấu thành khác nhau cho từng loại vật liệu.


Đáp ứng "Hướng dẫn kiểm tra kháng chấn cho công trình sông, năm 2007" (tiêu chuẩn Nhật Bản)

Có thể phân tích biến dạng trong các trường hợp "trước khi hóa lỏng", "khi hóa lỏng", "thể tích nén sau khi hóa lỏng"


Đáp ứng "Hướng dẫn kiểm tra kháng chấn cho công trình sông, năm 2016" (tiêu chuẩn Nhật Bản)

Phân tích hóa lỏng dựa trên "Hướng dẫn kiểm tra khả năng kháng chấn cho công trình sông" do Phòng Quản lý và cải thiện sông, Cục Quản lý nước và thiên tai, Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch (MLIT) Nhật Bản công bố vào tháng 03 năm 2016. Các thiết lập theo tiêu chuẩn như "Phân tích biến dạng trước động đất (trước khi hóa lỏng)", "Phân tích biến dạng sau động đất (sau khi hóa lỏng)", và "Mức độ sụt lún đất (phân tích biến dạng) do lực nén một khối lượng lớn các lớp hóa lỏng" đều có thể được chỉ định cho từng giai đoạn của phân tích.

Phân tích biến dạng do trọng lượng bản thân gây ra bao gồm phân tích biến dạng trước động đất (trước khi hóa lỏng) và phân tích biến dạng sau động đất (sau khi hóa lỏng), sau đó lấy sự khác biệt của kết quả từ mỗi phân tích để tính toán lượng sụt lún đất do hóa lỏng gây ra. Mức độ sụt lún đất (phân tích biến dạng) do lực nén lớn của lớp hóa lỏng gây ra được tính riêng cho phân tích biến dạng trước và sau động đất. Bằng cách cộng giá trị cho mức độ sụt lún đất do lực nén lớn của lớp hóa lỏng gây ra với giá trị của lượng sụt lún đất do hóa lỏng gây ra, có thể xác định được sự dịch chuyển tổng thể của mô hình.


Các bước phân tích biến dạng

Điều kiện biên

  • Gối đỡ/ ràng buộc nút (con lăn theo phương ngang và dọc, ngàm, cố định một đầu, chuyển vị cưỡng bức)
  • Liên kết đa điểm (MPC)
  • Gối đàn hồi
  • Liên kết bằng khớp/ chốt

Thư viện các phần tử

○ = Hỗ trợ, × = Không hỗ trợ

Loại Phần tử 2D Trục đối xứng Ghi chú
Phần tử đường (line) Phần tử dầm bậc 1 -
Phần tử thanh bậc 1 -
Lò xo dọc trục - Bao gồm gối đàn hồi
Lò xo chịu cắt - Bao gồm gối đàn hồi
Lò xo chịu xoắn × -  
Lò xo hướng trục phân tán × -  
Lò xo chịu cắt phân tán × -  
Phần tử mặt (surface) Phần tử tam giác 3 nút Phần tử bậc 1 sử dụng cho các phân tích 2D & đối xứng trục
Phần tử tứ giác 4 nút Phần tử bậc 1 sử dụng cho phân tích 2D & đối xứng trục
Phần tử tam giác 6 nút Phần tử bậc 2 sử dụng cho phân tích 2D & đối xứng trục
Phần tử tứ giác 8 nút Phần tử bậc 2 sử dụng cho phân tích 2D & đối xứng trục
Phần tử khớp nối Phần tử khớp nối 4 nút Áp dụng giữa các phần tử mặt bậc nhất 2D
Phần tử khớp nối 6 nút Áp dụng giữa các phần tử mặt bậc hai 2D

Mô hình phương trình cấu thành

Mô hình phương trình cấu thành (mô hình toán) của phần tử biến dạng phẳng và phần tử đối xứng trục

Có thể sử dụng 4 mô hình đàn hồi (bao gồm 2 mô hình đàn hồi song tuyến tính), 1 mô hình đàn hồi phi tuyến, 3 mô hình phi tuyến, 3 mô hình đàn hồi - dẻo tuyệt đối. Các mô hình đàn hồi có thể được sử dụng cho dạng vật liệu không có lực căng (No-Tension).


Loại mô hình Mô hình cấu thành Ghi chú
Mô hình đàn hồi Đàn hồi tuyến tính Đẳng hướng
Đàn hồi nhiều lớp Dị hướng
Vật liệu giảm độ cứng chống cắt 1 Hướng dẫn kiểm tra kháng chấn công trình sông, năm 2007 /
Hướng dẫn kiểm tra kháng chấn công trình sông, năm 2016
(tiêu chuẩn Nhật)
Vật liệu giảm độ cứng chống cắt 2 Hướng dẫn kiểm tra kháng chấn công trình sông, năm 2007 /
Hướng dẫn kiểm tra kháng chấn công trình sông, năm 2016
(tiêu chuẩn Nhật)
Mô hình đàn hồi phi tuyến D-min Mô hình của CRIEPI (Viện nghiên cứu công nghiệp điện lực Nhật Bản)
Mô hình phi tuyến HD (Hardin-Drnevich)  
RO (Ramberg-Osgood)  
UW-Clay (Ugai-Wakai)  
Mô hình đàn hồi - dẻo hoàn toàn MC (Mohr-Coulomb) Quy tắc dòng kết hợp/ không kết hợp
DP (Drucker-Prager) Quy tắc dòng kết hợp/ không kết hợp
MC-DP (Mohr-Coulomb / Drucker-Prager) Quy tắc dòng không kết hợp
Mô hình đàn hồi - dẻo PZ-Sand (Pastor-Zienkiewicz)  
PZ-Clay (Pastor-Zienkiewicz)  
Mô hình No-Tension (không kéo) Đàn hồi tuyến tính  
Đàn hồi nhiều lớp  
Mô hình song tuyến tính (Bilinear) Vật liệu hóa lỏng 1 Hướng dẫn kiểm tra kháng chấn công trình sông, năm 2007 (tiêu chuẩn Nhật)
Vật liệu hóa lỏng 2 Hướng dẫn kiểm tra kháng chấn công trình sông, năm 2016 (tiêu chuẩn Nhật)

Các mô hình cấu thành cho các phần tử dầm, phần tử thanh, phần tử đàn hồi và phần tử khớp nối

Có thể sử dụng các mô hình phương trình cấu thành sau đây cho các phần tử dầm, phần tử thanh, phần tử đàn hồi và phần tử khớp nối.


Phần tử Phương trình cấu thành Hỗ trợ Ghi chú
Phần tử dầm M-φ 1. Đàn hồi tuyến tính  
2. Song tuyến tính ×  
3. Tam tuyến tính ×  
Phần tử thanh 1. Đàn hồi tuyến tính  
2. Song tuyến tính  
3. Tam tuyến tính ×  
Phần tử đàn hồi 1. Đàn hồi tuyến tính Bao gồm gối đàn hồi
2. Song tuyến tính Bao gồm gối đàn hồi
3. Tam tuyến tính ×  
Phần tử khớp nối 1. Đàn hồi tuyến tính  
2. MC (Đàn hồi dẻo hoàn toàn Mohr-Coulomb)  

Tải trọng

  • Tải trọng tập trung: tải trọng tại nút (2D, đối xứng trục)
  • Tải trọng phân bố, tải trọng phân bố đều: Tải trọng phân bố tuyến tính (2D, đối xứng trục)
  • Tải trọng bản thân: gia tốc theo phương thẳng đứng (2D, đối xứng trục)
  • Tải trọng địa chấn quán tính: gia tốc phản ứng ngang (2D), gia tốc phản ứng dọc (2D)
  • Tải trọng áp lực của nước tại nút (2D, đối xứng trục)

GeoFEAS2D có thể xem xét ảnh hưởng của việc thay đổi áp lực nước lên đất bằng cách tính toán áp lực nước dưới dạng tải trọng tại nút.

Hậu xử lý (Postprocessor)

Phân tích dữ liệu đầu ra của hậu xử lý (Analysis section) được xử lý. Xuất/xác nhận các số liệu kết quả và các giá trị số được thực hiện. Trong chương trình xử lý này, các danh mục chính sau được xuất ra.


  • Biểu đồ mô hình
  • Biểu đồ chuyển vị
  • Biểu đồ vec-tơ
  • Biểu đồ đường đồng mức (contour)
  • Biểu đồ phân bố
  • Xuất đầu ra các giá trị tham số

Kết hợp với chương trình thiết kế tường chắn đất trong chuỗi phần mềm UC-1 (bán riêng)

Trong Thiết kế công trình chắn đất 3DCAD (Earth Retaining Work Design 3DCAD), nó cho phép kiểm tra tác động của công trình đến đất xung quanh bằng "phương pháp chuyển vị cưỡng bức", sử dụng áp suất quá tải theo phương thẳng đứng lên đáy của hố đào nếu cần, đưa ra mô hình phân tích FEM chỉ để lập mô hình của đất cho chuyển vị của tường chắn từ phân tích đàn hồi - dẻo dưới dạng chuyển vị cưỡng bức.


▲Kết quả đàn hồi dẻo của
công trình chắn đất

▲Công trình chắn đất sử dụng FEM
(Màn hình nhập phương pháp
chuyển vị cưỡng bức)

▲Công trình chắn đất sử dụng FEM
(Hình ảnh đường contour cho phương pháp
chuyển vị cưỡng bức)

Kết hợp với chương trình tính toán lún cố kết trong chuỗi phần mềm UC-1 (bán riêng)

Phiên bản mới và cải tiến của GeoFEAS 2D có thể liên kết được với "Chương trình tính toán lún cố kết - Consolidation Settlement Calculation", một sản phẩm phổ biến khác thuộc chuỗi UC-1, nó tính toán độ lún do nén (độ lún cố kết và độ lún tức thời) khi thực hiện phân tích hóa lỏng. Chương tính tính toán lún cố kết cho phép người dùng thiết lập kịch bản lún cố kết từ thao tác tạo mô hình hình học, gán các đặc tính, đặt tải thẳng đứng cho các lớp đất để tính toán lún do cố kết. Mô hình sau khi được tính toán bằng Chương trình tính toán lún cố kết có thể được nhập vào GeoFEAS 2D để phân tích hóa lỏng đất.


▲Thứ tự phân tích biến dạng nén của đất

Chức năng tự động tạo lưới (auto-mesh)

Khi tạo các mô hình (ví dụ mô hình hầm), chỉ cần xác định các đường tối thiểu (như đường ranh giới giữa các lớp đất), phần mềm có thể thực hiện chia lưới, qua đó giúp giảm thời gian tạo mô hình.


Phạm vi áp dụng

  • Phân tích ứng suất – biến dạng nền đất
  • Phân tích ổn định mái dốc
  • Phân tích đào tường chắn đất
  • Phân tích ảnh hưởng nền đất xung quanh khi xây dựng đường hầm
  • Nghiên cứu thi công đường hầm bằng phương pháp xây dựng NATM
  • Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi áp lực nước lên đất
  • Nghiên cứu tương tác giữa giữa đất nền và kết cấu
  • Phương pháp cường độ địa chấn phản ứng

Tăng cường khả năng tích hợp quy trình BIM trên bộ giải pháp phân tích địa kỹ thuật

Chúng tôi tăng cường các tính năng về BIM (mô hình hóa thông tin công trình) cho các sản phẩm khác nhau trong chuỗi các phần mềm phân tích địa kỹ thuật. Các chương trình có thể liên kết dữ liệu địa hình hoặc dữ liệu được tạo ta ở các chương trình phân tích địa kỹ thuật một cách trơn tru.

Liên kết dữ liệu sử dụng file dữ liệu địa hình (*.GF1)
Phần mềm địa kỹ thuật phân tích đàn hồi - dẻo sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn (GeoFEAS) 2D Ver.4

Kết quả chuyển vị được xuất sang chương trình thiết kế kết cấu linh hoạt (Flexible structure sluiceway design) để phân tích thêm
Bằng cách nhập kết quả phân tích chuyển vị của đất (độ lún / phân bố chuyển bị ngang) vào chương trình "Thiết kế kết cấu linh hoạt", bạn có thể thực hiện kiểm tra địa chấn cấp 2 theo phương dọc.

Phần mềm chỉ có thể mô hình hóa nền đất, còn phân tích ảnh hưởng của đất xung quanh lại được tính toán trong chương trình thiết kế kết cấu tạm (Temporary sheathing work design). Biến dạng của đất có thể được tính khi coi chuyển vị của tường là chuyển vị cưỡng bức.
Phân tích ứng suất động có hiệu cho nền đất (UWLC)Ver.2

Mức độ tăng tốc được xuất sang chương trình Phân tích ổn định mái dốc để phân tích thêm
Khi áp dụng phương pháp Newmark cho các nền đắp cao có chiều cao khoảng 30m trở lên, cần nhập dạng sóng gia tốc phản ứng của khối đất trượt là chuyển động nền đất.
Liên kết dữ liệu giữa "Phân tích ứng suất động có hiệu cho nền đất (UWLC)" và "Phân tích ổn định mái đốc" tương ứng với phân tích Newmark được tính toán bằng cách sử dụng dạng sóng gia tốc phản ứng.
Tính toán ổn định địa chấn mức độ 2 cho nền đắp cao và nền đắp rộng.
Phân tích thấm 2-D (VGFlow2D) Ver.3

Dữ liệu dòng nước được xuất sang GeoFEAS2D

Dữ liệu mực nước được xuất sang UWLC
Dòng nước và dòng potential được xuất sang Phân tích ổn định mái dốc
Kết quả phân tích FEM thấm bão hòa/không bão hòa có thể được phản ánh bằng liên kết qua tệp (*.PRS [dòng nước], *.PTN [dòng đẳng thế]).
GeoFEAS Flow3D (giới hạn phân tích thấm)

Dữ liệu mực nước được nhập vào LEM3D
Kết quả phân tích được tính toán bằng GeoFEAS Flow3D (giới hạn phân tích thấm) hoặc sản phẩm của bên thứ ba có thể được nhập vào để phân tích ổn định mái dốc 3-D(LEM). Nó tạo ra mực nước ngầm cần thiết cho phân tích trượt và cho phân tích ổn định mái dốc 3D.

Tiêu chuẩn áp dụng và Tài liệu tham khảo

Tiêu chuẩn áp dụng
Hướng dẫn kiểm tra
khả năng kháng chấn
Hướng dẫn kiểm tra khả năng kháng chấn cho công trình sông, năm 2007
Hướng dẫn kiểm tra khả năng kháng chấn cho công trình sông, năm 2016 ll. Levee ed
Tài liệu tham khảo
  • Potts, D., Axelsson, K., Grande, L., Schweiger, H. and Long M. : Guidelines for the use of advanced numerical analysis, Thomas Telford, 2002
  • 鹿島建設土木設計本部編:新・土木設計の要点(5),トンネル,鹿島出版会,2003
  • 田中忠治,鵜飼恵三,河邑眞,阪上最一,大津宏康:地盤の三次元弾塑性有限要素法,丸善,1996.
  • Zienkiewicz, O.C., Chan, A.H.C., Pastor, M., Schrefler, B.A. and Shiomi, S.: Computational Geomechanics with Special Reference to Earthquake Engineering, JOHN WILEY & SONS, 1999.
  • 後藤學:実践有限要素法,大変形弾塑性解析,コロナ社,1995
  • マトリックスと有限要素法[改定新版] (O.C. Zienkiewicz, R.L.Taylor, Kagaku Gijutsu Shuppan, Inc.), 1996

Giá bán

Giá sản phẩm

■Giá sản phẩm

Sản phẩm/phiên bản

Giá bán

Phần mềm phân tích đàn hồi - dẻo bằng FEM (GeoFEAS) 2D Ver.4 USD 6,500
Phần mềm phân tích đàn hồi - dẻo bằng FEM (GeoFEAS) 2D (bản tiếng Anh) USD 13,000

■Giá giấy phép cho thuê dạng di động (floating)

Với mức phí là 40% giá niêm yết sản phẩm, bất cứ người dùng nào cũng có thể sử dụng phần mềm từ bất cứ máy tính nào trên thế giới.

Sản phẩm/phiên bản

Giá bán

Phần mềm phân tích đàn hồi - dẻo bằng FEM (GeoFEAS) 2D Ver.4 USD 2,600
Phần mềm phân tích đàn hồi - dẻo bằng FEM (GeoFEAS) 2D (bản tiếng Anh) USD 5,200

>>Thông tin về các loại giấy phép

Phí gia hạn hợp đồng dịch vụ thuê bao (subscription service)


Phí gia hạn hợp đồng dịch vụ thuê bao

■Thông tin hỗ trợ
- Nâng cấp phần mềm   - Hỗ trợ kỹ thuật (email, điện thoại)
- Dịch vụ download   - Dịch vụ thông báo bảo trì qua email

* Từ ngày 01/04/2016 FORUM8 áp dụng chính sách trả phí thuê bao (Subscription Service) nhằm tăng cường hỗ trợ cho đa dạng nhu cầu sử dụng sản phẩm và giảm chi phí quản lý giấy phép.

Sản phẩm Phí gia hạn
năm đầu tiên
Phí gia hạn
từ năm thứ 2
(phí thường niên)
Phí gia hạn (Phần mềm phân tích đàn hồi - dẻo bằng FEM (GeoFEAS) 2D Ver.4) Miễn phí USD 1,300
Phí gia hạn (Phần mềm phân tích đàn hồi - dẻo bằng FEM (GeoFEAS) 2D (bản tiếng Anh)) USD 1,950
Phí gia hạn (Phần mềm phân tích đàn hồi - dẻo bằng FEM (GeoFEAS) 2D Ver.4
giấy phép dạng di động)
USD 1,820
Phí gia hạn (Phần mềm phân tích đàn hồi - dẻo bằng FEM (GeoFEAS) 2D (bản tiếng Anh)
giấy phép dạng đi động)
USD 2,730

Giá giấy phép cho thuê (rental) / giấy phép cho thuê dạng di động (floating)


■Giấy phép cho thuê (Rental license): giấy phép cho thuê phần mềm ngắn hạn, chi phí thấp phù hợp với nhu cầu sử dụng phần mềm trong thời gian ngắn.

■Giấy phép cho thuê dạng di động (Floating rental license): Chỉ cần xác thực giấy phép qua hệ thống web, bất cứ người dùng nào cũng có thể sử dụng phần mềm từ bất cứ máy tính nào trên thế giới.

■Giấy phép cho thuê dạng rental access: Người dùng có thể lựa chọn thêm số lượng giấy phép sử dụng sản phẩm đang sở hữu, khi đó giấy phép sẽ được cấp trong khoảng thời gian nhất định (1 đến 3 tháng). Chúng tôi sau đó sẽ gửi hóa đơn đến quý người dùng dựa trên dữ liệu ghi lại quá trình sử dụng. Giá đăng ký trước sẽ rẻ hơn 15% so với giá giấy phép cho thuê. Người dùng vui lòng đăng ký tại trang thông tin người dùng.

*Giấy phép cho thuê/ cho thuê dạng di động được FORUM8 áp dụng từ ngày 03/09/2007 nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng khi sử dụng sản phẩm của FORUM8.

*Thời hạn giấy phép cho thuê/ cho thuê dạng di động không thể thay đổi sau khi giấy phép cho thuê/ cho thuê dạng di động bắt đầu có hiệu lực. Nếu cần thiết gia hạn thời hạn của 2 loại giấy phép này, người dùng vui lòng đăng ký lại.

Giấy phép cho thuê / giấy phép cho thuê dạng di động

■Giấy phép cho thuê

Sản phẩm 2 tháng 3 tháng 6 tháng
Phần mềm phân tích đàn hồi - dẻo bằng FEM (GeoFEAS) 2D Ver.4 USD 2,925 USD 3,445 USD 4,225
PPhần mềm phân tích đàn hồi - dẻo bằng FEM (GeoFEAS) 2D (bản tiếng Anh) USD 5,850 USD 6,890 USD 8,450

■Giá giấy phép cho thuê dạng di động

Sản phẩm 2 tháng 3 tháng 6 tháng
Phần mềm phân tích đàn hồi - dẻo bằng FEM (GeoFEAS) 2D Ver.4 USD 4,875 USD 5,785 USD 7,150
Phần mềm phân tích đàn hồi - dẻo bằng FEM (GeoFEAS) 2D (bản tiếng Anh) USD 9,750 USD 11,570 USD 14,300

Giá phiên bản Academy (dành cho các cơ sở nghiên cứu, học thuật)


Giấy phép phiên bản Academy được cung cấp cho giảng viên, giáo viên, nghiên cứu sinh và học sinh/ sinh viên để phục vụ các mục đích về giáo dục.

Giá phiên bản Academy

Sản phẩm Giá Academy
Phần mềm phân tích đàn hồi - dẻo bằng FEM (GeoFEAS) 2D Ver.4 USD 2,170
Phần mềm phân tích đàn hồi - dẻo bằng FEM (GeoFEAS) 2D (bản tiếng Anh) USD 4,340

Lịch sử các phiên bản phần mềm


Lịch sử các phiên bản phần mềm

■Các tính năng sau được nâng cấp/ sửa đổi trong phiên bản mới (người dùng thuê bao được cập nhật miễn phí):

Phần mềm phân tích đàn hồi - dẻo bằng FEM (GeoFEAS) 2D bản tiếng Anh
Phiên bản Ngày phát hành Nội dung nâng cấp/sửa đổi
1.01.00 30/05/2007
  1. Các thao tác trên màn hình thiết lập các giai đoạn/bước thi công như khai báo phần tử, khai báo điều kiện biên, và cài đặt áp lực nước trong phần Pre được thực hiện nhanh hơn.
  2. Trong phần Pre, các nút được thêm vào đường mực nước.
  3. Trong phần Pre, thêm phần kiểm soát cho các trường hợp khi tỷ lệ tổng giải phóng vượt quá 1.0 trên màn hình nhập cho tỷ lệ giải phóng ứng suất.
  4. Trong phần Pre, thêm mới một "chế độ chọn theo hình chữ nhật (bao quanh hộp)" khi chọn khu vực được bao quanh bởi một hình chữ nhật.
  5. Trong phần Pre, đã hỗ trợ hiển thị trục tọa độ.
  6. Trong phần Pre, đã thêm nút cho chức năng tạo đa giác thường trong phần tạo mô hình.
  7. Trong phần Pre, số lượng nút (node) và phần tử (element) được hiển thị đầy đủ.
  8. Phần trợ giúp sản phẩm hiện có sẵn định đạng HTML (dành cho Vista).

Môi trường chạy phần mềm


Môi trường chạy phần mềm

Hệ điều hành (OS) Windows 8 / 10 / 11
CPU Pentium III 800MHz hoặc cao hơn
(Pentium IV 3.0GHz hoặc cao hơn)
Bộ nhớ (bao gồm HĐH) 512MB hoặc hơn
Dung lượng đĩa yêu cầu 120MB hoặc hơn. Dùng cho phân tích tối thiểu 500MB đến vài GB tùy thuộc vào kích thước mô hình.
Màn hình hiển thị (độ phân giải hình ảnh) 1024×768 hoặc hơn
Đuôi file dữ liệu GF2
Xuất file Không hỗ trợ. Tham khảo hướng dẫn về xuất file phân tích.
Liên kết với phần mềm khác <Import>
Bản vẽ (SXF, DXF)
Dữ liệu phân tích địa kỹ thuật (USD)
Dữ liệu địa hình cho phân tích địa kỹ thuật (GF1)
<Liên kết>
Thiết kế kết cấu tạm 3D CAD
Thiết kế kết cấu linh hoạt - Sắp xếp cốt thép 3D
Phân tích ứng suất động có hiệu cho nền đất (UWLC)
Tính toán lún cố kết

Đặt hàng / Liên hệ


Đặt hàng / Liên hệ

■ Yêu cầu

Vui lòng liên hệ với FORUM8 qua các văn phòng kinh doanh hoặc qua email ist@forum8.co.jp hoặc forum8@forum8.co.jp

Dữ liệu mẫu

▲Phân tích đào hầm:
Tiền xử lý

Kết quả phân tích đào hầm
Hậu xử lý (xử lý sau phân tích)

▲Phân tích đào hầm
(Hình ảnh khai báo phần tử)

▲Kết quả phân tích đào hầm
(Hình ảnh biến dạng)

▲Kết quả phân tích đào hầm
(Biến dạng tối đa)

▲Kết quả phân tích đào hầm
(Kiểm tra dữ liệu số của các phần tử)

▲Phân tích tác động của cầu vượt phía trên đường sắt
(Hình ảnh mô hình)

▲Phân tích tác động của cầu vượt phía trên đường sắt
(Hình ảnh biến dạng)

▲Phân tích biến dạng do tải trọng bản thân của bờ sông trong trận động đất
(Hình ảnh mô hình)

▲Phân tích biến dạng do tải trọng bản thân của bờ sông trong trận động đất
(Hình ảnh biến dạng, hình ảnh FL)

▲Kết quả của hệ số an toàn hóa lỏng (FL)

▲Kết quả của biến dạng do hóa lỏng

▲Phân tích công trình đào chắn đất
Tiền xử lý

▲Kết quả phân tích công trình đào chắn đất
(Hình contour theo phương X)

▲Phân tích công trình đào chắn đất
Hậu xử lý

▲Kết quả phân tích công trình đào chắn đất
(Hình contour theo phương X)

▲Phân tích ổn định mái dốc-Tiền xử lý

▲Phân tích ổn định mái dốc-Hậu xử lý

▲Hình contour cho hệ số an toàn cục bộ

1.機能・概要

トンネル掘削による周辺地盤の変形解析において「掘削解放率」の設定はできるか?
また、併設トンネルの掘削で、先行トンネルの「掘削解放率」が100%未満の状態で後行トンネルの掘削を入力することはできるか?

掘削解放率の設定は可能です。例えば、


  1. Stage1で自重計算
  2. Stage2で先行トンネルを掘削する。
    この先行トンネルの解放率を40%、次のStage3で残りの60%に設定。
  3. Stage3で後行トンネルを掘削する。
    この後行トンネルの解放率を100%に設定。

というような段階施工検討ができます。
本プログラムでは、[ステージ設定]ウィンドウの[要素定義]タブの右側に並んでいるボタン群の一番下から2番目に[応力解放率の設定]ボタンがありますので、そちらより設定していただけます。


「Geotechnical Finite element Elastoplastic Analysis Software(GeoFEAS)2D」の斜面の安定解析と「斜面の安定計算」の違いについて教えてほしい。

「Geotechnical Finite element Elastoplastic Analysis Software(GeoFEAS)2D」の斜面の安定解析は、せん断強度低減法のオプションを選択して弾塑性解析を行い、プログラム内の計算上でせん断強度を少しずつ低減していく過程で、斜面内に大きなせん断ひずみが発生するので、その面(画面上では線として見ます)をすべり面とし、その時に低減した割合を全体安全率とする解析です。したがって、有限要素解析のモデルですべり面と安全率を求めることができます。
一方、「斜面の安定計算」では、極限平衡理論をもとに力の釣り合いだけで、円弧により仮想的に設けたすべり面に対して安定計算をし、仮定したすべり円について安全率の計算を繰り返し、最終的に最小安全率となるすべり円を求める計算となります。 既往の研究では両者の結果がほぼ一致するとの報告があります。


粘性土で圧密沈下が生じ側方変位が予想される。橋台に対する影響を解析したいが、どのような土のモデル(構成則)を用いたらよいか。

圧密計算を有限要素解析で理論的に行う場合にはCam Clayモデルや関口太田モデルが組み込まれたプログラムを必要としますが、本プログラムにはそうしたモデルはありません。
しかしながら、単純に弾性論上の範囲で周辺地盤の側方変形を考慮するならば線形弾性もしくはモールクーロンのような土のモデル(構成則)を用いることで解析することが可能です。


斜面の計算で、地下水位を考慮した場合としない場合の2通りを計算したいが、別々に実行したほうのがよいか、ステージを分けて実行した方がよいか?

地下水位を考慮した場合としない場合について、一つのデータの中でステージを分けた場合、前のステージの応力等を引き継ぐので注意が必要 です。むしろ別々のデータを作成したほうが、目的に沿った解析ができます。


堤防の地震時を解析したい場合に、要素モデルに「液状化モデルや低減モデル」を設定して地震による水平慣性力をかけて解析するようなことは可能か?

プログラム上のメニューとしては設定が可能です。しかしながら、液状化時の計算は「河川構造物の耐震性能照査規準」に則り特殊な取り扱いをしております。同規準では水平慣性力としてかけることはないので、液状化モデルでは避けたほうがよろしいでしょう。
本来、液状化現象は地震によって間隙水圧が発生する事で、多少のタイムラグがあって地盤の剛性が小さくなり自重により沈下します。実際の現象から見ても、地震がかかっているときに瞬時に(同時に)地盤の剛性が低減するわけではないので、液状化モデルによる剛性の低減と水平慣性力とは同時にかけないのがよろしいでしょう。


メッシュをはきだすことは可能か?

メッシュをデータとして見ることは可能です。拡張子がMhsのファイルをご覧ください。


要素シミュレーションは可能か?(土質試験にあるような応力ひずみ曲線の結果をみてパラメーターを検討できるか)

製品の中に、要素試験シミュレーションプログラムが添付されておりますのでご覧ください。


ALID相当の液状化時の変形解析および体積圧縮による沈下量の算出方法について教えてほしい。

たとえば、


Stage1 : 液状化前

Stage2 : 液状化時

Satge3 : 体積圧縮時


とします。
変形による沈下量は、Stage2-Stage1で、すなわち、Stage2と1の相対変位で得られます。
同様に、体積圧縮による沈下量は、Stage3-Stage2で、すなわち、Stage3と2の相対変位で得られます。
また、合計値は、Stage3-Stage1で、すなわち、Stage3と1の相対変位で得られます。

2.使い方

ダイレタンシー角の入力方法について、教えてほしい。

ダイレタンシー角の入力方法としては、変形解析のときは内部摩擦角と同じとし、安定解析のときはゼロとする方法が推奨されています。

3.要素・構成則

「地盤と構造物の接触面の指定(ジョイント要素)」は可能か?

可能です。弾性ジョイント要素、MCジョイント要素を用意しています。ただし、いわゆる剥離現象を再現できるものではありません。


ジョイント要素を複数設定したいが、可能か?

ジョイント要素は地盤と地盤(ソリッド要素)との間に設けます。
設定する場所と隣合うソリッド要素を規定するため一箇所ごと(一直線上の線分の固まり)に設定します。

4.解析理論

「斜面安定解析」とはどのような解析か?通常、FEM計算で斜面安定解析を行わないと思うが、どのような使い方をするか教えて欲しい。

せん断強度低減法の機能を用いると、各要素の最大ひずみ増分が求まります。これをコンタ図で描くと、すべり面の発生状況をみることができます。
同時に全体安全率も求めることができます。つまり、最小安全率のすべり面を自動検索してくれるというイメージです。


「水圧の変動が地盤に及ぼす影響の検討」とは、実際に、可能なのか。どのような使い方をするか教えてほしい。

GeoFEAS2Dは、全応力解析(地盤の透水現象を考慮しない解析)を行うプログラムですが、水位線を与えてプログラム内部で水圧を節点荷重として設定することにより、水圧の上昇による地盤の強度低下を考慮した解析(全体安全率など計算)することができます。
水圧が上昇するとなぜ地盤強度が低下するかについては、水平の地下水面を持つ地盤を考えてください。地下水面が上昇すれば、浮力が大きくなり、(有効)応力が小さくなります。従って、地盤の強度が低下します。


「応答震度法」とは何をイメージしているのか教えてほしい。

静的解析手法で、動的解析に近似の結果を得ようとする解析法と考えられます。
具体的には、 水平方向加速度(鉛直方向に一様でない水平加速度も対応できる)を地盤にかけて、地盤には水平方向の慣性力を作用します。そして、地中構造物などに地震の影響を検討することができます。


軸対称解析を行う場合の適用モデル並びにその有効性、優位性についてほしい。
  1. LNG地下タンクのために、円形掘削による地盤の変形解析
  2. タンク基礎の沈下
  3. 三軸試験結果のシミュレーション

等。
つまり、地盤や構造物は軸対称であり、荷重も軸対称である場合は、軸対称解析を行うことが必要です。軸対称解析を行うと、入力は2次元断面ですが、くるりと一周した積分解析となりますので、3次元的な影響を考慮できることになります。
同じ2次元断面を入力した場合、平面ひずみ解析は、奥行き方向に半無限に同じ断面があることになるので、奥行きの影響は考慮されませんが、軸対称は全周にくるりと同じ断面があることになるので、奥行きの影響を考慮したことになり、結果的に、3次元的な解析になるとご理解下さい。

5.モデル化

メッシュ分割の際、メッシュの大きさをどのくらいに設定したらよいか。

何メートルメッシュでなければならないというような規定はありません。そのため、これぐらいの大きさでメッシュ分割しなさいという助言も致しかねる状況です。
メッシュ分割を非常に細かくすれば、FEMの計算結果は厳密解に近づくと言われていますが、その確認は簡単ではないということのようです(はじめて学ぶ有限要素法:地盤工学会より)。
群馬大学の蔡先生のセミナー資料によると、要素数を3倍にしても、安全率のオーダーとしては、小数第三位に違いがあるだけのようです。よって、あまり、細かく分割する必要はないのではないかと思われます。
メッシュ分割において、中間節点の指定を有(2次要素)にすることも計算精度を向上させる手法だと思います。メッシュ分割の定義タブの右側最下段のボタンで設定してみてください。


弾完全塑性の物性値のサンプルはないか?

弾完全塑性の物性値としては、強度特性とダイレタンシー角が主なパラメータとなります。
強度特性については、「山岳トンネルにおける 模型実験と数値解析の実務」トンネルライブラリー第16号 土木学会などを参照すると、さまざまな機関における一般値が掲載されています。三軸試験など室内試験結果があれば、そのC,φを用い て結構です。
ダイレタンシー角についてはゼロとする場合や内部摩擦角と同じにする場合もあります。三軸試験結果を参考にすることも考えられます。「弾塑性有限要素法がわかる」、地盤工学会および「地盤の変形解析: 基礎理論から応用まで (39)」、地盤 工学会, 2002.7(地盤工学・基礎理論シリーズ)などが参考となります。
サンプルデータとしては、GeoFEAS2Dに添付されているデータ(slope, embankmentなど)をご参考にしてください。


ソリッドのプロパティの設定での構成則や方式の使い分けを教えてほしい。

以下のようにお考え下さい。


  • 積層弾性モデル

    直交異方性を表すために用います。積層ゴムのように縦方向は剛で水平方向には柔な構造を対象としています。地盤においても堆積過程や地中応力状態において異方性が大なり小なりがあると言われています。

  • 非線形弾性モデル

    Duncan方式:応力ひずみ関係を双曲線で表します。ひずみのレベルや拘束圧(対象とする地層の深さ)によって変形係数が変わることをモデル化します。Duncan方式1と2の違いはポアソン比を定数(方式1)とするか、変化する(方式2)かの違いにあります。 (Ver.3)

  • 非線形弾性モデル

    破壊接近度法:主にトンネルの掘削にともなう地盤の緩みを解析するときに用いられます。応力状態が破壊基準に近づくに従って変形係数が減少(地盤が緩んで変形しやすくなる状態)を表現します。

  • 非線形モデルROモデル

    せん断弾性係数とせん断ひずみを双曲線でモデル化して地盤のせん断変形(地震時の変形など)に対してひずみ依存性を表現するときに用います。

  • 非線形モデルHDモデル

    ROモデルと同様にせん断変形に対してひずみ依存性を考慮するときに用います。ROモデルとは関数の形が異なります。

  • 非線形モデル UWclayモデル

    せん断応力とせん断ひずみの骨格曲線を双曲線で表しますが、強度をパラメータと取り入れていることで変形と強度の関係を簡易に表すことができます。斜面の残留変形解析に用いた事例があります。

  • 弾完全塑性モデル Mohr-Coulomb方式(MC)

    破壊基準(Mohr-Coulomb)を規定し、応力状態を表す応力円(Mohr円)との関係を判別して破壊基準に達していなければ弾性領域、破壊基準に達すれば塑性領域に分けて計算します。塑性領域に達した場合は大きな変形が生じます。

  • 弾完全塑性モデル DruckerPrager方式(DP)

    破壊基準の規定のしかたがMCと異なりますが、2次元(平面ひずみ)の場合は違いはありません。

  • 弾完全塑性モデル MC-DP

    破壊基準としてMC,塑性ポテンシャルにはDPにより規定します。破壊に達した状態で、せん断にともなう体積変化であるダイレタンシーが収縮するのか(負のダイレタンシー)膨張する(正のダイレタンシー)のか地盤によって規定したいときに用います。

  • 弾塑性モデル 粘土のPastor-Zienkiewiczモデル

    弾塑性モデルの一般化したモデルで、パラメータによってひずみ軟化やひずみ硬化、または硬化係数(破壊に達したあとの変形係数)などを細かく規定できるモデルです。多くのパラメータを規定する必要があります。

  • No-tension材料

    線形モデルあるいは積層線形モデルと基本は同じですが、引っ張り応力に対して抵抗しない材料を表現するモデルです。


覆工と吹付けの間にジョイント要素を設定しても問題ないか?

実現象を再現しようとして細かく設定し過ぎると意図しない挙動を示すモデル化になる場合もありますので、ジョイント要素を用いる場合は注意が必要です。


薬液注入工がある場合、変形係数を原地盤より大きくすることは可能か?

薬液注入する場合は、最初のステージ1では土、次のステージ2で薬液注入後の剛性を入れ直して、プロパテイ設定をすることができます。薬液注入後の剛性で、その後の変形解析をします。ただし、ステージ2でステージ1と比べ荷重の変化がなければ、変形等は発生しません。


トンネルの解析後、沈下防止のため地盤改良を実施したい。どの時点でのステージを用いたらよいか。

沈下防止のために地盤改良ということであれば、沈下の原因(解放応力もしくは荷重がかかる)のあるステージと同じステージでプロパティ設定を変更します。すなわち、トンネル掘削に伴い沈下が生じる場合は、同じステージにおいてプロパティ設定を変更すれば、そのステージのプロパテイを基に掘削時の変形を解析します。


風化に伴う物性値の変更は可能か?

別のデータをプレ部から作成して別の物性を与えた場合に、材料の変化(風化)を考慮して比較できます。


推進工法で破壊接近度法を用いて検討したい。緩み係数kの妥当値について教えてほしい。

破壊接近度は本来、岩石を対象として提唱された理論であり、パラメータについては岩石試験などの試験結果から決めます。お問い合わせ内容では、土かぶり厚が4m程度で砂質土とのことなので、一般に提唱されている最も低い(非線形の強い材料)をもとにパラメータを決めればよいでしょう。


地中部に存在する埋設配管上を重機(クレーン、トラック等)が走行する場合に埋設配管に作用する応力(地中応力)の算定は可能か?

解析可能と思われます。本製品は、全応力静的FEM解析ソフトになります。
埋設配管に作用する荷重(地表面上の重機荷重)は、たとえば、分布荷重として与条件として、ご自身でご用意して頂く必要がございます。地盤をソリッド要素、埋設管をはり要素でモデル化して頂ければ、埋設配管の断面力、変位などを直接得ることができます。


橋台と地盤との間にジョイント要素を用いたい。使い方を教えて欲しい。

ジョイント要素のバネは周辺地盤よりも大きな剛性を設定して、荷重レベルが小さい段階では2重節点を維持し、ある設定強度(モールクーロン方式ではC,φ)に達すると不連続を再現します。本来、岩盤の亀裂などを再現するために作られたので、通常の土を対象にする場合は不用意に用いないほうが安定した解が求まります。むしろ橋台と地盤との間にダミーの境界面を意味する薄い層を設けたほうがよい場合もございます。


断層はどのようにモデル化するのか。

ジョイント要素になります。

6.連動

土留との連動内容について、教えてほしい。

土留め工の設計・3DCAD」にて「有限要素法(FEM)」 による地盤のみモデル化し、別途弾塑性法により計算した、あるいは掘削時に計測した壁体変位を入力し、地盤変形を計算する方法について「Geotechnical Finite element Elastoplastic Analysis Software(GeoFEAS2D)」用の入力データの作成に対応しております。


 >> サポートページ Geotechnical Finite element Elastoplastic Analysis Software(GeoFEAS) 2D Q&A集

LOADING