Phó trưởng phòng Sekine cho biết ông phụ trách mảng an toàn chủ động (active safety). Vốn là chuyên gia về tâm lý học, ông đã tham gia nghiên cứu về hành vi lái xe của con người, ảnh hưởng của các đặc điểm tâm lý đối với quá trình lái xe, đặc điểm của chức năng thị giác và thính giác, giao diện người dùng (HMI) của ô tô trong nhiều năm. Trong những năm gần đây, ông đã tham gia vào nhiều nghiên cứu về đặc điểm trong quá trình lái xe của người cao tuổi và việc đảm bảo an toàn cho họ, và từ góc nhìn bao quát trong nghiên cứu, ông còn mở rộng nghiên cứu ra nhiều mảng liên quan khác.
Người phụ trách sử dụng UC-win/Road DS cho các hoạt động nghiên cứu trong đơn vị là cô Yoko Kato, nhân viên nghiên cứu tại phòng nghiên cứu về an toàn ô tô. Khi còn là sinh viên, cô đã có kinh nghiệm làm việc ở mảng kiến trúc liên quan đến kiểm tra tầm nhìn, ánh sáng/ chiếu sáng cảnh quan. Khi thực hiện nghiên cứu tại NTSEL, cô đã tận dụng kiến thức này để tham gia các nghiên cứu về người cao tuổi lái xe, yếu tố con người, ánh sáng ô tô, v.v. trong an toàn giao thông.
Ứng dụng UC-win/Road DS để đánh giá khả năng lái xe của người cao tuổi
NTSEL đã sử dụng DS trong nghiên cứu từ khoảng 20 năm trước. Hệ thống DS lần đầu được đưa vào sử dụng tại Viện vào năm 2003, trùng với thời điểm ông Sekine vào công ty. Thiết bị DS có ghế lái giống như của ô tô thực tế, tuy nhiên nhược điểm lớn là trường nhìn trên màn hình rất hẹp và chỉ có một màn hình hiển thị. Các thành viên giỏi lập trình sẽ vận hành thiết bị, và họ cũng phải thực hiện các sửa đổi trên chương trình hệ thống ban đầu. Mặc dù thiết bị này vẫn được sử dụng để đánh giá tổng thể HMI trên ô tô, tuy nhiên nó gần như không thể đáp ứng các nhu cầu về thực nghiệm trên ô tô.
Những năm gần đây, nghiên cứu về xe tự hành đang dần trở thành chủ đề nóng. Tận dụng ngân sách nghiên cứu về chủ đề này, Viện đã quyết định thay thế thiết bị DS hiện có sang một hệ thống thiết bị mới có thể được sử dụng cho các nghiên cứu về người cao tuổi lái xe, cũng như phục vụ cho nghiên cứu xe tự hành, vốn là điểm yếu lớn của thiết bị DS mà Viện đang sở hữu. Họ lên kế hoạch tùy biến thiết bị DS mới, với phần ghế và cabin lái tận dụng của thiết bị DS cũ đang có, đồng thời cải thiện màn hình hiển thị (mở rộng trường nhìn, thêm mô phỏng về gương chiếu hậu để mở rộng tầm nhìn về phía sau). Ngoài ra, họ cũng muốn sử dụng thiết bị hiển thị dạng đeo trên đầu (HUD) cho thiết bị DS mới, tuy nhiên họ yêu cầu hình ảnh chiếu trên projector và hình ảnh hiển thị trên HUD phải không xung đột với nhau. Viện đã mời thầu công khai vào năm 2018, và UC-win/Road DS của FORUM8 đã trúng thầu do đáp ứng tất cả các điều kiện và chi phí nằm trong ngân sách.
Sau đó, các dự án nghiên cứu cần sử dụng hệ thống DS cũ được tạm dừng vào cuối tháng 1 năm 2019 để phục vụ cho quá trình sửa chữa, tân trang hệ thống DS tại Viện. Sau khi chuyển hệ thống DS sang vị trí lắp đặt mới, họ tiến hành xây dựng hệ thống DS mới dạng cố định vào tháng 3 cùng năm. Quá trình tân trang kéo dài hai tháng.
|
Hệ thống có thể thu thập dữ liệu về quá trình lái xe, phản xạ như đạp bàn đạp, ghi lại điểm nhìn của người lái xe đối với mỗi sự kiện giả lập. |
Nhân viên nghiên cứu nhanh chóng làm quen với VR, tạo các kịch bản phục vụ thực nghiệm
Cô Kato gia nhập NTSEL vào tháng 4, sau khi hệ thống DS mới được đưa vào sử dụng. Không chỉ riêng với cô Kato, mọi người trong phòng nghiên cứu đều cảm thấy bỡ ngỡ với hệ thống DS mới. Phó trưởng phòng Sekine đề xuất rằng cần học về thao tác vận hành mô phỏng song song với kỹ thuật ô tô, và ông đã tạo điều kiện cho cô Kato thực hiện vận hành hệ thống DS này. Trên quan điểm để các đơn vị nghiên cứu cùng tham gia sử dụng DS, ông Sekine đã xây dựng cơ chế để sinh viên các viện đại học liên kết, hoặc thông quan cộng tác nghiên cứu với các đơn vị bên ngoài như Đại học Nông nghiệp và Công nghệ Tokyo và Đại học Chuo, tham gia sử dụng DS để nghiên cứu.
Ví dụ đầu tiên về việc sử dụng DS là thử nghiệm với người lái xe lớn tuổi. Đây là yêu cầu từ một bệnh viện đại học mà Viện đang cộng tác, thử nghiệm để nghiên cứu về những điều cần lưu ý khi lái xe trong khu vực nội đô nơi có nhiều người cao tuổi sinh sống. Để tiến hành nghiên cứu, cô Kato đã tạo dữ liệu VR cho hệ thống DS vào cùng năm. Đầu tiên, cô xây dựng một không gian giả lập khu vực đường sá xung quanh thành phố Mitaka và cảnh quan các tòa nhà. Tiếp theo, cô tạo các kịch bản xảy ra khi lái xe trên tuyến đường một làn xe dài khoảng 1 km trong không gian giả lập, với các sự kiện như trẻ em đột ngột băng qua đường hoặc xe đạp vượt lên đột ngột xảy ra 1 - 2 lần. Đến giữa năm, cô đã hoàn thành xây dựng 7 kịch bản trên cùng một lộ trình nhưng nội dung và thứ tự kết hợp các sự kiện khác nhau. Ngoài ra, cô đã xây dựng một hệ thống có thể đo thời gian phản ứng và điểm nhìn của người lái hệ thống DS, kiểm tra hoạt động của bàn đạp bằng hình ảnh, thu thập dữ liệu log (nhật ký lái xe) gồm tốc độ, đường đi trên UC-win/Road, khoảng cách đến xe trước, v.v. Vào mùa thu cùng năm, với sự hợp tác của Trung tâm nguồn nhân lực Silver thành phố Mitaka, Viện đã tiến hành các thử nghiệm sử dụng DS.
Trong năm 2019, khi nghiên cứu về yếu tố con người, Viện đã tiến hành một thử nghiệm để đánh giá tác động của HMI và các thao tác phụ khi chuyển tiếp từ chế độ lái xe tự hành sang lái xe thủ công. Cô Kato đã sử dụng VR để xây dựng kịch bản giả lập tình huống tín hiệu âm thanh nhắc nhở người lái xe chuyển sang chế độ lái thủ công khi đã lái xe trên đường cao tốc ở chế độ tự hành trong khoảng thời gian vài phút. Trong thử nghiệm, họ theo dõi thời gian phản ứng của các đối tượng khác nhau như người già và thanh niên, đánh giá ảnh hưởng đến an toàn lái xe khi người lái thực hiện các thao tác phụ như dùng điện thoại thông minh trong quá trình lái xe tự động.
|
|
|
Năm 2020, cô Kato phụ trách các thử nghiệm về diễn họa mặt đường, chính là chuyên ngành của cô. Thử nghiệm đánh giá tác động đến người điều khiển phương tiện và người tham gia giao thông xung quanh trong trường hợp sử dụng công nghệ chiếu thông tin hỗ trợ lái xe lên mặt đường phía trước xe chạy bằng đèn chiếu sáng đặt trước xe. Thử nghiệm này sử dụng plugin về hiển thị dạng ảo (virtual display) để diễn họa mặt đường, với mục đích nghiên cứu trong trường hợp người lái xe đang bận chú ý đến mặt đường, nếu có đèn báo phanh của xe chạy phía trước sáng lên thì liệu phản ứng của họ có bị chậm đi hay không. Viện có kế hoạch sẽ tiếp tục sử dụng DS để nghiên cứu về tính hiệu quả và an toàn của loại đèn chiếu lên mặt đường này. | |
Đánh giá hệ thống hỗ trợ, tính năng của các tùy chọn
"Ấn tượng của tôi với hệ thống DS này là chúng có thể làm mọi thứ tôi muốn"
Ông Sekine nhớ lại rằng, khi thiết bị DS được đưa vào sử dụng lần đầu cách đây 3 năm, họ đã cải tiến để tăng số lượng màn hình, đồng thời chuyển đổi hệ thống sang dạng máy trạm có thể điều khiển nhiều PC cùng lúc. Khi cần thiết, họ có thể liên hệ với FORUM8, chúng tôi hiểu rõ các thông số kỹ thuật của DS mà đơn vị này sở hữu nên có thể hỗ trợ kịp thời và chính xác. Ngoài ra, hệ thống có thể dễ dàng tùy chỉnh, ví dụ như thêm tùy chọn plug-in cho phép hiển thị dạng ảo HUD (virtual display), giúp dễ dàng tiến hành các thử nghiệm như hiển thị thông tin lên mặt đường như ví dụ đã đề cập ở trên. Ngoài ra, trong các thử nghiệm, Viện thường xử lý các hệ thống thiết bị ngoại vi khác nhau bằng cách kết hợp, kiểm soát và định thời gian cho chúng. Bản thân hệ thống DS này đã có cơ chế hỗ trợ các tính năng như vậy ngay từ đầu và chúng "rất dễ thực hiện".
Mặt khác, lấy dự án thử nghiệm về đèn chiếu thông tin lên mặt đường ở trên làm ví dụ, ông cũng nhắc đến điểm mạnh của hệ thống là có thể giả lập, qua đó đánh giá những công nghệ chưa được thực nghiệm hoặc khó thực nghiệm trên xe thực tế. Ông dự định triển khai sử dụng DS cho các mục đích sau: 1) đánh giá hệ thống HMI có nhiệm vụ gửi thông tin từ xe đang ở chế độ tự hành đến những người lái xe và người đi bộ xung quanh, 2) đánh giá cảm giác chói khi độ sáng đèn pha của xe tăng lên trong các điều kiện lái xe khác nhau, và 3) so sánh, đánh giá khả năng vận hành của xe chạy bằng xăng và xe điện (EV).
|