|
||||||||||
|
Đẩy mạnh lĩnh vực chuyên môn cùng với giáo dục con người Trường Cao đẳng Thông tin & Kinh doanh Okayama (OIC) được Hệ thống trường Sanyu, thuộc tập đoàn mà trong đó công ty lớn nhất là Nippon Kabaya Ohayo Holdings Co., Ltd. (trụ sở chính tại Thành phố Okayama), thành lập vào năm 1985. Năm 1986, trường được thành lập với tên gọi "Trường tư thục Học viện Thông tin & Kinh doanh Okayama", và cùng năm đó trường được tỉnh Okayama chấp thuận chuyển đổi thành trường dạy nghề (cao đẳng), và tên được đổi thành tên hiện tại. Để vượt qua thời gian ít tiếng tăm, OIC khẳng định chỗ đứng bằng cách dạy sinh viên không chỉ kiến thức, kỹ năng chuyên ngành mà cả năng lực để trở nên nổi bật trong xã hội xung quanh và tiếp tục trưởng thành sau khi tốt nghiệp. Kể từ khi thành lập, trường luôn đặt “hạnh phúc của sinh viên” lên hàng đầu và luôn chân thành hướng tới giáo dục. Tổng số sinh viên đã tốt nghiệp vượt 12.000 người, họ hoạt động trong nhiều lĩnh vực và được đánh giá cao. Trường hiện đang mở các khoa: 1) Khoa Y tế và Phúc lợi, 2) Khoa Quản lý Thông tin Y tế, 3) Khoa Tiệc cưới & Khách sạn, 4) Khpa Hỗ trợ Kinh doanh, 5) Khoa Công chức, 6) Khoa Đào tạo Công chức cấp tốc, 7) Khoa Sư phạm mầm non, 8) Khoa Chuyên viên dữ liệu, 9) Khoa Hệ thống thông tin, 10) Khoa Thiết kế game, 11) Khoa Lập trình game, 12) Khoa Data marketer, 13) Khoa Xây dựng mạng/ video, 14) Khoa Thiết kế đồ họa (CG), đồng thời 15) Khoa Hệ thống CNTT quốc tế hướng đến đối tượng là du học sinh. Tòa nhà của trường (hoàn thành vào năm 2006) gần ga Okayama là nơi theo học của khoảng 1.100 sinh viên ở tất cả các khoa. Shade3D được đưa vào chương trình của 2 khoa đào tạo về CNTT Như đã đề cập ở phần đầu, thầy Ito, người đã đưa ra sáng kiến đưa Shade3D vào chương trình giảng dạy của trường OIC, đang tham gia hỗ trợ nhiều khoa từ góc độ quản lý và đang trực tiếp lãnh đạo hai khoa của trường. Trong đó, "Khoa Chuyên viên dữ liệu" có thời gian học là ba năm, trong đó sinh viên được học các kỹ thuật chuyên ngành nâng cao từ những kiến thức cơ bản về CNTT đến AI (trí tuệ nhân tạo), VR, cloud (điện toán đám mây), v.v. đáp ứng tầm nhìn về Xã hội 5.0. Không chỉ dừng ở kiếm thức, khoa còn chú trọng việc nuôi dưỡng năng lực thực tế của sinh viên, thể hiện qua chương trình học với 3 trụ cột chính là: 1) đạt được các chứng chỉ như Kỹ thuật viên CNTT cơ bản hay Kỹ thuật viên CNTT ứng dụng (tại Nhật Bản), 2) học và thực hành kiến thức về front-end, server-side và hạ tầng, và 3) học theo từng dự án (PBL), trong đó sinh viên suy nghĩ và thực hiện các giải pháp cho các vấn đề thực tế trong xã hội và trong trường. "Khoa Hệ thống thông tin" có thời gian học chỉ hai năm, hướng đến đào tạo những kiến thức cơ bản về CNTT để cho ra nguồn nhân lực sẵn sàng làm việc trong thời gian ngắn. Khoa chia ra 3 bộ môn gồm: 1) "Phát triển hệ thống" - học chuyên về phát triển hệ thống và đạt được bằng cấp chứng nhận tại Nhật Bản, 2) "Ứng dụng di động" - phát triển ứng dụng bằng ngôn ngữ lập trình phù hợp, đưa ý tưởng thành hình, và 3) "Điều khiển máy tính" - học lập trình để điều khiển máy móc và rô-bốt trong nhà máy. Điểm chung của cả hai khoa là nhận thức về việc học tập với sự chủ động của sinh viên. Mục tiêu là phát triển các kỹ sư/ kỹ thuật viên có thể làm việc ngay lập tức, sở hữu khả năng tư duy, thực hành. Hiện tại, có khoảng 50 sinh viên năm nhất thuộc Khoa Chuyên viên dữ liệu và khoảng 80 sinh viên năm nhất Khoa Hệ thống thông tin. Ngoài bốn giảng viên phụ trách toàn thời gian, trường có cơ chế để mời giảng viên thỉnh giảng phụ trách các lớp học có nội dung mới như VR. Tập trung vào các giải pháp VR của FORUM8, mở các lớp và bài giảng đặc biệt về sử dụng Shade3D Vào mùa đông năm 2020, FORUM8 đã có bài trình bày tại một trường thành viên của Nhóm Nghiên cứu giáo dục Trường đào tạo nghề Quốc gia (Zensenken), thời điểm đó giám đốc điều hành và trưởng bộ phận học thuật của trường OIC đã có mặt và lắng nghe. Khi đó, thầy Ito chú ý đến khía cạnh ứng dụng của công nghệ VR không chỉ trong game mà còn trong các lĩnh vực khác, bao gồm giáo dục nghề nghiệp và đào tạo thực hành. Ông nghĩ ngay đến việc kết hợp các giải pháp VR khác nhau của FORUM8 vào các lớp học của trường. Thầy Ito một lần nữa nhận ra tiềm năng mới của VR trong các lĩnh vực, từ đó bắt đầu tìm kiếm các sản phẩm liên quan. Dự định của thầy lúc đó là cho sinh viên sử dụng JavaScript (được học trong chương trình giảng dạy về front-end) để lập trình, sử dụng framework babylon.js để tạo các 3D scene trên trình duyệt, làm các mô hình 3D tạo từ Shade3D chuyển động.
Tiếp đó, trường đã quyết định đưa các bài học về VR vào chương trình giảng dạy của khoa vào năm 2021, đưa nội dung về lập trình VR vào chương trình học kỳ 1 (từ tháng 4 đến tháng 7) của sinh viên năm 3 Khoa Chuyên viên dữ liệu (khoảng 40 người). Nhân viên của trường, nhân viên của FORUM8 và sinh viên đều tham gia theo hình thức trực tuyến. Trong ba tháng đầu tiên của khóa học, các bài tập như thao tác cơ bản trên Shade3D, phương pháp dựng mô hình và điều khiển mô hình sử dụng JavaScript đã được đưa ra. Tháng cuối cùng của khóa học, sinh viên làm việc nhóm và thuyết trình theo chủ đề có sẵn. Với mong muốn tiếp tục đem đến trải nghiệm về VR cho sinh viên, từ tháng 2 đến tháng 3 năm 2022, một lớp học đặc biệt đã được tổ chức với chương trình tương tự như lớp học trước đó. Khoảng 50 tân sinh viên năm 3 Khoa Khoa Chuyên viên dữ liệu và khoảng 60 tân sinh viên năm 2 Khoa Hệ thống thông tin đã tham gia. Mặc dù là công cụ dựng mô hình đầu tiên được sử dụng bởi sinh viên, thầy Ito cho biết ấn tượng về Shade3D chỉ sau thời gian ngắn tiếp xúc là cảm giác về tốc độ xử lý nhanh chóng và tính dễ thao tác. Nhận định tiềm năng của VR, sử dụng công nghệ như một phương tiện Gần đây, có vẻ như khía cạnh giải trí của VR như Metaverse có xu hướng được chú ý đến, nhưng thầy Ito quan tâm và đề cập đến tiềm năng công nghệ này trở thành công cụ giải quyết các vấn đề về vận hành/ kinh doanh và tạo ra giá trị mới cho tệp khách hàng mục tiêu của các khoa mà thầy đang phụ trách. Trong số các giải pháp VR khác nhau của FORUM8, thầy Ito rất quan tâm đến hệ thống nền tảng ảo F8VPS, một hệ thống sử dụng các công cụ giao tiếp như hình đại diện (avatar) trong không gian được xây dựng bằng 3D VR, với các ứng dụng khác nhau như phòng trưng bày ảo, đào tạo công việc, làm việc từ xa, v.v. Ví dụ, có thể có sự hợp tác dưới hình thức các khoa chuyên về CNTT xây dựng nền tảng 3D VR để các khoa khác trong trường sử dụng, ví dụ như Khoa Tiệc cưới - Khách sạn sử dụng trong đào tạo dịch vụ khách hàng. Điều này sẽ cải thiện khả năng nghiên cứu và phát triển của sinh viên thuộc các ngành thông tin, đồng thời mang lại nhiều sự thay đổi tích cực trong trường. Shade3D đã được đưa vào sử dụng trên quan điểm rằng sinh viên có thể sớm sử dụng phần mềm này như một công cụ xây dựng nền tảng ảo. "Điều tôi thường nói với sinh viên là làm thế nào để sử dụng công nghệ như một phương tiện." Với sự phát triển nhanh chóng và phổ biến rộng rãi của các công nghệ mới như VR trong những năm gần đây, sinh viên cần nhận thức được “mục tiêu sử dụng công nghệ này là gì” và “sử dụng công nghệ đó cho ai?”, để phát triển năng lực suy nghĩ từ góc nhìn của người sử dụng. Trong lớp, sinh viên được trải nghiệm quá trình hình thành và trực quan hóa ý tưởng sử dụng Shade3D, theo đó họ có thể suy nghĩ về "khách hàng sẽ nghĩ thế nào khi họ nhìn thấy mô hình bạn tạo ra" và "liệu điều này có dẫn đến giải pháp cho vấn đề của khách hàng hay không". Trường qua đó muốn đào tạo một lớp kỹ sư/ kỹ thuật viên có thể hiện thực hóa điều đó. Thầy Ito nói rằng thông qua lớp học này và các lớp học đặc biệt khác, phạm vi kiến thức và phản xạ giải quyết vấn đề của sinh viênchắc chắn sẽ được nâng cao. "Tôi muốn các sinh viên tiếp tục giữ tính tò mò và tích cực làm việc cùng các công nghệ mới trong tương lai."
|
Tác giả: Takashi Ikeno (Up&Coming '22 Ấn bản mùa hạ) |
|
LOADING