Giới thiệu người dùng học thuật / Vol.31
Trường Trung cấp nghề Kinh doanh và Công nghệ Toyama,
Hệ thống trường Urayama Gakuen

Đi đầu trong giáo dục nghề nghiệp gắn với thực tiễn, hướng đến giải quyết các vấn đề của địa phương và đáp ứng nhu cầu thời đại
Đưa vào sử dụng UC-win/Road tại Khoa kiến trúc mới thành lập, ứng dụng thực tế ảo (VR) tại các khoa từ đầu học kỳ mới

Trường Trung cấp nghề Kinh doanh và Công nghệ thông tin Toyama, Hệ thống trường Urayama Gakuen
URL: http://www.bit.urayama.ac.jp
Địa chỉ: Imizu-shi, Toyama, Nhật Bản
Phương châm đào tạo: Giải quyết vấn đề của địa phương trên các lĩnh vực thông tin, du lịch, y tế, an sinh, xây dựng, phát triển nguồn nhân lực thiết thực đáp ứng nhu cầu thời đại.

Ông Kazuhide Noto,
Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Kinh doanh và Công nghệ thông tin Toyama
"Với xu hướng DX (chuyển đổi kỹ thuật số) mạnh mẽ trong tương lai, tôi tin rằng việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) sẽ ngày càng phổ biến tại nơi làm việc và tại các cửa hàng thuộc các ngành khác nhau, đem lại sự tiện lợi tốt hơn."

Tuy nhiên, đối với các trường học, xu hướng xã hội đó khiến nội dung giảng dạy trong nhà trường, không chỉ riêng CNTT mà cả trong nhiều lĩnh vực khác trở nên lỗi thời nhanh chóng. Câu hỏi đặt ra với các trường học là loại hình giáo dục nào nên được cung cấp để đáp ứng với những thay đổi của xã hội. Mặc dù ông Kazuhide Noto, hiệu trưởng của Trường Trung cấp nghề Kinh doanh và Công nghệ thông tin Toyama hàng năm đều xem xét sửa đổi chương trình giảng dạy của nhà trường, nhưng ông cho rằng sẽ có lúc ông buộc phải thực hiện những thay đổi lớn trong cách thức giảng dạy và tư duy của nhà trường. Ông tin rằng việc đưa vào sử dụng công nghệ thực tế ảo (VR) lần này sẽ là bước tiến đầu tiên trong việc tiếp cận, đáp ứng nhu cầu của thời đại mới hiện nay.

Trường Urayama Gakuen ủng hộ ý tưởng về kết hợp cơ sở đào tạo với cộng đồng nhằm giải quyết các vấn đề khu vực từ quan điểm của các viện nghiên cứu và giáo dục, cũng như cải thiện giáo dục nghề nghiệp chuyên nghiệp theo hướng sát với nhu cầu thực tế của thời đại. Theo đó, trường thành viên của Urayama Gakuen là Trường Trung cấp nghề Kinh doanh và Công nghệ thông tin Toyama (tên viết tắt: Bit) đang tích cực ứng dụng CNTT tiên tiến và xét đến nhu cầu tại địa phương trong quá trình xây dựng, tổ chức chương trình giảng dạy và tái cơ cấu các khoa, chuyên ngành của trường.

Với việc thành lập Khoa kiến trúc - thiết kế từ năm học tới (tháng 4 năm 2022), Bit đang chú trọng khai thác tiềm năng đa dạng của công nghệ VR tiên tiến trong lĩnh vực kiến trúc. Vào mùa thu năm 2020, trường đã quyết định đưa vào sử dụng phần mềm mô phỏng VR 3D tương tác thời gian thực "UC-win/Road" của FORUM8. Từ tháng 9 năm 2021, UC-win/Road bắt đầu được sử dụng để giảng dạy trong Khoa quản trị khách sạn. Từ năm học mới (tháng 4 năm 2022), việc ứng dụng VR sử dụng UC-win/Road trong các học phần dự kiến sẽ được tổ chức tại tất cả các khoa của trường.




Bit tiếp tục mở rộng quy mô sau 55 năm hoạt động

Năm 1965, Urayama Gakuen được phê chuẩn quyết định thành lập, lúc đó có tên gọi là Trường Dự bị Trung ương (Chuo Yobiko). Trường chính thức mở cửa vào tháng 4 năm 1966. Vào tháng 12 cùng năm, tên gọi "Urayama Gakuen" được phê duyệt. Sau đó, năm 1968, cơ sở dạy nghề đầu tiên của trường (Cao đẳng Kinh tế Trung ương, sau đó được đổi tên thành Trường Toyama Keizai và cuối cùng có tên hiện tại là Trường Trung cấp nghề Kinh doanh và Công nghệ thông tin Toyama - còn gọi là "Bit"). Năm 1996, trường có được trạng thái pháp nhân như hiện tại và vào năm 1997, Trường Cao đẳng Phúc lợi Toyama thuộc hệ thống trường được thành lập.

55 năm sau khi trường được thành lập, mỗi trường thành viên trực thuộc đều đã mở rộng thêm các khoa và chuyên ngành đào tạo, tái cơ cấu và đổi tên nhằm đáp ứng nhu cầu của thời đại và khu vực. Hiện, hệ thống trường Urayama Gakuen gồm 3 trường: Bit, Trường Cao đẳng Phúc lợi Toyama (đều tọa lạc tại thành phố Imizu, tỉnh Toyama, Nhật Bản), và Trường Dự bị Trung Ương Kanazawa (thành phố Kanazawa, tỉnh Ishikawa, Nhật Bản).

Bit hiện có 8 khoa và 14 chuyên ngành (gồm 2 khoa là Kiến trúc - thiết kế và Công vụ và 4 chuyên ngành sẽ được mở mới vào tháng 4 năm 2022) là: 1) Khoa Công nghệ thông tin (chuyên ngành Lập trình, Robot/ IoT, Cloud và Lập trình game), 2) Khoa Thiết kế web (chuyên ngành Thiết kế web), 3) Khoa Quản lý khách sạn (chuyên ngành Quản lý khách sạn), 4) Khoa Kiến trúc - thiết kế (chuyên ngành Kiến trúc, CAD kiến trúc và Khảo sát), 5) Khoa Y (chuyên ngành Y khoa và Hành nghề dược sĩ), 6) Khoa Công vụ (chuyên ngành ), 7) Khoa Kinh doanh quốc tế (chuyên ngành Kinh doanh quốc tế), 8) Khoa tiếng Nhật (chuyên ngành tiếng Nhật). Trường có 1 cơ sở đào tạo, nghiên cứu là Trường Quản lý Thông tin Y tế.

Trường Cao đẳng Phúc lợi Toyama bao gồm bốn khoa: 1) Khoa Phúc lợi Xã hội, 2) Khoa Điều dưỡng, 3) Khoa Giáo dục Mầm non, và 4) Khoa Du lịch Quốc tế.


Ông Tetsuro Urayama, Chủ tịch Hệ thống trường Urayama Gakuen


Đặt nhiệm vụ trọng tâm là phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của khu vực và thời đại

Trường hoạt động với tinh thần "phát triển nhân tài với nhân cách giản dị, lạc quan" và "phát triển nhân tài đóng góp cho xã hội qua chuyên ngành học thuật và ứng dụng". Trường hợp tác với cộng đồng địa phương trên tinh thần ứng dụng triết lý kết hợp học thuật với lợi ích cộng đồng, hướng đến trở thành một cơ sở giáo dục và nghiên cứu mang sứ mệnh giải quyết các vấn đề xã hội tại địa phương. Ngoài việc thúc đẩy trao đổi hợp tác với chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp địa phương, trường cũng đã xây dựng chương trình giảng dạy, tái cơ cấu các phòng ban và chuyên ngành nhằm phản ánh nhu cầu thực tiễn tại địa phương, hướng đến phát triển nguồn nhân lực cần thiết cho khu vực.

Như đề cập ở trên, từ tháng 4 năm 2022, Bit sẽ thành lập "Khoa Kiến trúc - thiết kế" với ba chuyên ngành, trong bối cảnh dân số 18 tuổi tại tỉnh Toyama đang ngày càng giảm, học sinh tốt nghiệp cấp 3 rời khỏi tỉnh ngày một nhiều do những hạn chế về cơ hội giáo dục cấp cao hơn trong lĩnh vực kiến trúc, đồng thời tỉnh cũng đang có nhu cầu về nguồn nhân lực trong lĩnh vực này. Ông Noto, hiệu trưởng cho rằng, cũng cần thiết phải tạo ra một môi trường đào tạo trong tỉnh nhà để học sinh cấp 3 có thể cân nhắc học tiếp lên cao ngay tại quê nhà, qua đó tăng thêm tùy chọn về con đường học tập của học sinh.

Ngoài ra, đại diện của trường nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thời đại. Ngoài việc cung cấp kiến thức chuyên môn của từng chuyên ngành, mục tiêu của giáo dục là phát triển những chuyên gia có năng lực toàn diện, mang lại lợi ích cho xã hội, có khả năng sáng tạo và hội nhập được với quốc tế. Theo đó, trường xây dựng những khóa học kết hợp nhiều chuyên môn của các khoa, chuyên ngành như: 1) "NIB (khóa học về khai thác nguồn thông tin từ sách báo)", hợp tác với các tờ báo địa phương, với mục tiêu hướng dẫn người học đọc và diễn đạt thông tin một cách chính xác, 2) "Data marketing", giảng dạy về các phương pháp phân tích dữ liệu sử dụng big data (dữ liệu lớn), 3) "Khả năng giao tiếp", hướng dẫn trau dồi khả năng diễn đạt và giao tiếp thông qua biểu diễn kịch. Khóa học thứ tư, "Ứng dụng CNTT" đã được lên kế hoạch, với nội dung giảng dạy là về công nghệ trình bày, giao tiếp bằng thực tế ảo (VR) trên nền tảng của UC-win/Road.

Mặt khác, từ năm 2020, “Khuôn viên trường học thông minh” sẽ được trường phát triển, với mục tiêu ứng dụng thành công groupware (một nhóm các phần mềm cho phép làm việc nhóm hiệu quả) giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà trường, giảm thiểu sử dụng giấy tờ và trao đổi tiền mặt, tạo môi trường giao tiếp với học sinh hiệu quả và tạo ra những thế hệ học sinh thành thạo về CNTT.

Lớp học ứng dụng công nghệ VR


Mở một số lớp học có ứng dụng UC-win/Road, ứng dụng tại tất cả các khoa từ đầu năm học mới

Hiệu trưởng Noto cho biết trường bắt đầu có ý định đưa vào sử dụng phần mềm UC-win/Road từ đầu năm 2020, tại thời điểm đó họ đang có kế hoạch mở Khoa kiến trúc - thiết kế tại Bit.

Trong quá trình tìm hiểu các công nghệ mới nhất trong lĩnh vực xây dựng để hỗ trợ cho khoa mới thành lập, trường đã chú ý đến công nghệ VR, ứng dụng để biểu diễn, trình bày công trình từ giai đoạn thiết kế, quá trình tổ chức thi công đến hình ảnh hoàn thiện của công trình đến chủ đầu tư, khách hàng. Những lần tìm hiểu đã đưa thầy hiệu trưởng đến với FORUM8, nhà phát triển những giải pháp tiên tiến trong lĩnh vực xây dựng.

Do đó, vào mùa hè cùng năm, Hiệu trưởng Noto cùng Chủ tịch Tetsuro Urayama của Urayama Gakuen và Chủ tịch Michito Matsumoto của Cao đẳng Phúc lợi Toyama đã đến thăm trụ sở chính của FORUM8 tại Tokyo, Nhật Bản. Tại đây, chúng tôi đã trình bày với họ về các ví dụ đa dạng về ứng dụng mô phỏng, đồng thời hướng dẫn họ trải nghiệm UC-win/Road. Qua quá trình trải nghiệm, các thầy đã nghĩ ra ý tưởng cho học sinh thể hiện, trình bày các ý tưởng của mình bằng dữ liệu không gian ảo. Họ tin rằng công nghệ VR có thể được sử dụng như một công cụ giao tiếp, thuyết trình, ứng dụng của nó không chỉ giới hạn trong lĩnh vực xây dựng. Cuối cùng, họ đã chính thức đưa vào sử dụng UC-win/Road cho năm học tiếp theo.

Các lớp học có ứng dụng UC-win/Road tại Bit được mở và tiến hành giảng dạy, khởi đầu là trong môn "Ứng dụng CNTT" của Khoa Quản lý khách sạn vào tháng 9 năm 2021, và sau đó là trong các lớp học của các khoa và chuyên ngành khác.

 
Ông Kazuhide Noto,
Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Kinh doanh và Công nghệ thông tin Toyama

Trong lớp học, trước tiên, giảng viên sẽ giải thích các thao tác cơ bản của UC-win/Road bằng cách tạo không gian 3D từ dữ liệu bản đồ và địa hình, đồng thời tạo các mô hình công trình đường bộ như đường, giao lộ và đèn giao thông. Sau đó, các sinh viên tạo ra một tuyến đường đi đến trường trong không gian VR 3D, khoảng 8 phút đi bộ từ ga tàu Kosugi (Ainokaze Toyama Railway) đến khuôn viên trường. Ngoài ra, sinh viên còn được học cách sử dụng game engine hoặc "Shade3D" - phần mềm đồ họa 3D-CG tổng hợp của FORUM8 - để tạo, chỉnh sửa các bộ phận của mô hình 3D như ghế, bàn, những vật dụng hay được sử dụng trong khách sạn hoặc trong lĩnh vực chuyên ngành, v.v.

Thầy Shinpei Yamamoto, Trưởng Khoa Hệ thống thông tin (phụ trách chuyên ngành lập trình game), Trường Trung cấp nghề Kinh doanh và Công nghệ thông tin Toyama
  Với việc giới thiệu những nội dung như trên, thầy Shinpei Yamamoto, Trưởng Khoa hệ thống thông tin (phụ trách chuyên ngành lập trình game), người phụ trách lớp cho biết mục tiêu của lớp trong nửa đầu năm học thứ hai (2022) là các sinh viên có thể thuyết trình tại khách sạn bằng dữ liệu VR được tạo bởi chính các em.

Ngoài ra, từ năm 2022, trường có kế hoạch mở lớp về "ứng dụng CNTT" ở tất cả các khoa trong trường. Lúc đó, UC-win/Road được dự định tích hợp như một công cụ thuyết trình mới, và ở từng lĩnh vực chuyên ngành, từng khoa sẽ có yêu cầu riêng đối với việc thuyết trình bằng VR. Mặc dù nội dung bài học, hướng dẫn cụ thể vẫn chưa hoàn thiện, nhưng nhiều giảng viên sẽ chia sẻ kinh nghiệm, phản hồi với thầy Yamamoto để xây dựng, cải thiện các nội dung đó.

Thầy cho biết, "Tôi đã nghĩ rằng sinh viên thuộc các ngành không liên quan đến VR có thể gặp một số khó khăn, nhưng thực tế các sinh viên đều hứng thú với VR hơn tôi mong đợi.". Ngoài việc lần đầu tiên tự mình tham gia một lớp học VR, thầy Yamamoto cũng quan tâm đến việc làm thế nào để tạo động lực cho các sinh viên trong Khoa Quản lý khách sạn, có chuyên môn hoàn toàn khác với Khoa Hệ thống thông tin mà thầy đang phụ trách. Tuy nhiên, trái với lo lắng của thầy, các sinh viên đều rất tò mò và hứng thú, có lẽ vì đa phần họ đã quen thuộc với CNTT.

Thầy hiệu trưởng Noto cũng đã chỉ ra vài ví dụ về giá trị của công nghệ VR trong những trường hợp mà ý tưởng hoặc khái niệm "không thể diễn tả trong đời thực mà chỉ có thể được thể hiện qua VR", chẳng hạn như quy hoạch thế giới và đô thị, hay khám phá bên trong máy tính. Ông hy vọng rằng niềm vui khi tạo ra thứ gì đó chưa từng thấy trước đây trong không gian VR sẽ tạo ra hứng thú học tập cho sinh viên. Để đạt được mục tiêu đó, cần có giáo viên chuyên trách lớp ngoài thầy Yamamoto. Dù trong bối cảnh khó khăn do dịch Covid-19, trường đã nhiệt tình huy động hơn 30 giáo viên từ trường tham gia các buổi hướng dẫn thao tác cơ bản của UC-win/Road và Shade3D do FORUM8 tổ chức.



Tiềm năng phát triển của VR trong tương lai

Thầy Yamamoto tin rằng "cơ hội ứng dụng VR chắc chắn sẽ ngày càng nhiều". Trải nghiệm với VR từ thời sinh viên sẽ giúp tạo ra thế hệ yêu thích, thành thạo công nghệ VR. Trong khi lĩnh vực CNTT sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai, với vai trò phụ trách các lớp học về VR, thầy hy vọng rằng VR sẽ trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh của trường.

Mặt khác, thầy hiệu trưởng Noto cũng nêu rõ tầm quan trọng của giáo dục trước những thay đổi của xã hội, đón đầu tương lai khi trẻ em được tiếp cận môi trường CNTT tiên tiến ngay từ khi còn học tiểu học. Thầy cũng đã nhấn mạnh lại quan điểm của trường là luôn theo dõi các nhu cầu của thời đại và khu vực.

Thầy cho biết, "Ban đầu, chúng tôi dự định sử dụng VR như một công cụ thuyết trình, trình bày ý tưởng, nhưng hiện chúng tôi đang có ý tưởng mới: xây dựng các bối cảnh khác nhau trong không gian ảo, sử dụng hình đại diện (avatar) để thực hành trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch và giao tiếp tiếng Anh.".

Các không gian VR khác nhau sẽ được tạo ra tại lớp học "ứng dụng CNTT", được hoạch định cho tất cả các khoa và chuyên ngành trong thời gian sắp tới. Qua đó, trường muốn hướng tới việc xây dựng một môi trường nơi có thể sử dụng hiệu quả các không gian VR đó trên nền tảng. Thầy hiệu trưởng Noto cũng cho biết ông đang tiếp tục lên kế hoạch cho việc phát triển, triển khai ứng dụng VR giai đoạn tiếp theo, ông cũng đang cân nhắc đưa vào sử dụng nền tảng ảo "F8VPS" của FORUM8.

 
Lớp học làm mì Soba dự kiến sẽ khai giảng, ứng dụng VR

Tác giả: Takashi Ikeno
(Up&Coming '22 Ấn bản năm mới)



Trang trước
  
Mục lục
  

LOADING