Gần như mọi cuối tuần, bà Emi Morishita đều đưa con trai lớn Raito đang học lớp 9 trung học, và con gái Erina đang học lớp 6 tiểu học ra khỏi nhà để trải nghiệm điều gì đó thú vị (đôi khi, chồng bà cũng đồng hành). Bà cho rằng, cần thiết phải tạo điều kiện cho trẻ em có cơ hội và môi trường tự do vui chơi, trải nghiệm. Mặt khác, cũng cần quan sát phản ứng của trẻ để lên kế hoạch tiếp theo phù hợp. Đó là quan điểm nuôi dạy con của bà Emi Morishita, mà theo bà là khá "đặc trưng".
Khi bước vào tiểu học, Raito được chẩn đoán mắc chứng khó viết (disgrafia), khiến khả năng "viết" các chữ cái và câu từ bị hạn chế. Bà Emi đã luôn ở bên cạnh để hỗ trợ và thử nhiều cách để cải thiện tình trạng của con. Sáu năm trước, khi gia đình bà còn sinh sống ở một thành phố cách xa thủ đô Tokyo do công việc của chồng, bà đã tìm thấy thông tin về "Junior Software Seminar" trên internet. Đây là hội thảo nơi các bạn thiếu nhi có thể trải nghiệm phần mềm mô phỏng thực tại ảo (VR) 3D tương tác thời gian thực "UC-win/Road" do FORUM8 tổ chức. Bà đã quyết định tham gia hội thảo cùng với Raito, lúc đó đang học lớp ba tiểu học. Năm kế tiếp, Erina, lúc đó mới vào lớp một tiểu học, cũng tham gia, và từ đó hai bạn nhỏ đã tham gia đều đặn hội thảo hàng năm.
Nỗ lực vượt qua chứng khó viết, đồng thời vẫn dành thời gian tiếp xúc với thiên nhiên
"Vì chồng bà và bà đều yêu thiên nhiên, cả gia đình có thói quen đi ra biển chơi mỗi tuần kể từ khi hai con còn nhỏ. Có thể nói rằng chúng đã lớn lên cùng những trải nghiệm với thiên nhiên.
Thời mà gia đình bà Emi còn sinh sống tại một thành phố ven biển với thiên nhiên phong phú, bà thường xuyên đưa các con ra biển và để chúng chơi với nhau. Lúc đó, chúng chưa đầy một tuổi. Đứa anh thì thích thú với việc xây các công trình từ cát như đường dẫn nước, còn em gái thì tỏ ra đặc biệt quan tâm đến các sinh vật sống. Bà Emi rất thích thú khi thỉnh thoảng được ngắm hai anh em "hợp tác" khi chơi đùa.
Mọi thứ thay đổi khi Raito vào lớp 1 tại một trường tiểu học địa phương, cậu bé bị nhận xét là "kém về khả năng viết", điều mà bấy lâu nay bà Emi đã lo lắng. Vào giữa năm của chương trình học, các chữ trong bài học phức tạp hơn, nhưng tốc độ học viết của Raito không thể theo kịp. Đặc biệt, Raito không thể chép bài và ghi chú vào sổ liên lạc, nên bà Emi phải thảo luận với nhà trường để cho phép một máy ảnh kỹ thuật số hỗ trợ quá trình học của Raito. Nhờ đó, cậu bé đã vượt qua được cơn khủng hoảng đầu tiên.
Tuy nhiên, khi vào lớp 2, một giáo viên chủ nhiệm mới chuyển về phụ trách lớp của Raito. Vị giáo viên này lại đề cao sự bình đẳng về phương tiện học tập, và từ chối việc sử dụng máy ảnh cũng như các biện pháp hỗ trợ học tập khác trong lớp. Một phần nguyên nhân cũng đến từ việc xã hội thời điểm đó chưa có mức độ nhận thức về chứng khó viết như thời điểm hiện tại. Ngoài ra, có sự khác biệt trong triệu chứng khó viết của mỗi cá nhân. Trong trường hợp của Raito, cậu ấy có thể viết trọn vẹn con chữ nếu viết thật chậm, nên đôi khi dễ bị hiểu nhầm là không bị mắc chứng khó viết. Do nhiều lần bị mắng ở trường, Raito bị rối loạn về thể chất và tinh thần do căng thẳng. Thấy vậy, qua quá trình thử và sai, bà Emi bắt đầu dạy con ở nhà cách sử dụng máy tính để nhập chữ cái tiếng Nhật bằng chữ cái alphabet (Rōmaji), là cách nhập liệu được cho là dễ hơn nhập chữ bằng bàn phím kana.
Mặt khác, mặc dù có rất ít trường hợp mắc chứng khó viết được phát hiện trong khu vực nơi bà Emi sinh sống, nhưng bà vẫn kiên trì thảo luận với các trường học và chính quyền địa phương về các biện pháp hỗ trợ nhóm đối tượng này, vì bà tin rằng có khả năng nhiều trẻ em gặp phải vấn đề tương tự trên toàn nước Nhật. Để giải quyết vấn đề này, chính quyền địa phương truy cập vào dữ liệu của Viện Giáo dục Đặc biệt Quốc gia (NISE), nhưng không thấy trường hợp nào giải quyết triệt để vấn đề khó viết bằng công cụ viết truyền thống là giấy và bút viết thông thường. Chỉ có một báo cáo duy nhất về phương pháp đã thu được hiệu quả, là kết nối giữa bảng điện tử tương tác và máy tính bảng, những công cụ hiện đại vào thời điểm đó. Mùa thu năm đó, Raito và bố mẹ đã thảo luận với nhà trường để được phép sử dụng máy tính bảng hỗ trợ. Khi những băn khoăn từ phía nhà trường dần được giải quyết, giáo viên chủ nhiệm lớp Raito được thay đổi. Giáo viên kế nhiệm là người quen thuộc với công nghệ, do đó cậu bé đã được phép mang theo máy tính bảng hỗ trợ việc học từ nửa cuối năm lớp hai.
Do bố chuyển công tác, khi vào lớp 5, Raito chuyển sang một trường tiểu học công lập ở Tokyo. Cậu bé được phép tiếp tục sử dụng máy tính bảng ở trường mới. Tuy nhiên, khi vào lớp 5, số lượng ký tự phải học trong chương trình tăng lên đột ngột, vì vậy cậu bé đã phải sử dụng máy tính ở nhà để hoàn thành bài tập. Cậu bé cũng được sử dụng máy tính tại trường sau khi bà Emi giải thích tình trạng của cậu bé cho tất cả học sinh và phụ huynh cùng lớp, và máy tính được phép sử dụng là các máy tính đặt tại trường. Dù sự hỗ trợ từ trường giúp việc đến lớp của Raito bớt khó khăn hơn trước, nhưng cậu bé vẫn gặp phải một số trở ngại nhất định.
Vì vậy, ngay từ rất sớm, bà Emi đã bắt đầu tìm kiếm một trường cấp 2 sẵn sàng hỗ trợ nhu cầu đặc biệt của Raito. Theo yêu cầu từ Raito, hiện cậu đang được học trong một trường tư với môi trường phù hợp với nguyện vọng của cậu.
Em gái Erina đang học tiểu học ở Tokyo thì may mắn có nhiều bạn bè ngay cả khi chuyển sang trường mới. Cô bé luôn hoạt bát, yêu thiên nhiên như thời thơ ấu.
Tham gia nhiều hoạt động, lớp học để "gieo hạt giống kinh nghiệm" cho các con
“Tôi nghĩ điểm cộng lớn nhất mà cuộc sống ở Tokyo mang lại là việc có thể trải nghiệm nhiều thứ khác nhau.”
Sau khi trở về Tokyo, tận dụng mạng lưới giao thông công cộng tiện lợi ở đây, hai con của bà Emi đã được bà định hướng tham gia nhiều lớp học và hoạt động trải nghiệm, những hoạt động mà theo bà sẽ giúp “gieo những hạt giống kinh nghiệm” khi con còn nhỏ. Các hoạt động ngoại khóa rất đa dạng về thể loại, và đối với những hoạt động mà hai con tỏ ra hứng thú, bà Emi sắp xếp để dành nhiều thời gian hơn cho chúng. Em gái Erina cũng cùng tham gia các hoạt động với anh, do vậy ngay từ lớp bé tiểu học cô bé đã có cơ hội trải nghiệm đa dạng những hoạt động có chiều sâu chuyên môn.
Một trong những hoạt động có tên là "Đào tạo bác sĩ nhí", là khóa học được Cơ quan Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (JST) tổ chức nhằm phát triển nguồn nhân lực tương lai dẫn dắt những đổi mới về khoa học và công nghệ qua việc đào tạo các lĩnh vực khoa học, toán học và tin học cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở. Raito tỏ ra thích thú với khóa học này khi cậu bé mới lên lớp 5. Khi nộp đơn đăng ký học cùng em gái Erina, cả hai đã đều được chọn tham giá khóa học. Raito tham gia hoạt động nghiên cứu trong 2 năm, còn Erina tham gia trong 1 năm.
Raito cũng đã bắt đầu dành thời gian học lập trình từ khi vào lớp 2. Khi đó cậu bé thường xuyên bị ốm, và khi được người quen của bà Emi tặng một cuốn sách về lập trình, cậu rất thích nó nên đã quyết tâm học lập trình. Raito bắt đầu theo học ở một trường dạy lập trình từ năm lớp 4, và từ 2 năm trước Eri cũng tham gia học. Khi học lớp 6 (thuộc cấp tiểu học tại Nhật), Raito đã đăng ký tham gia cuộc thi Robocon dành cho học sinh tiểu học (2018), đồng thời được tuyển chọn là thành viên của Masason Foundation - một tổ chức lớn hỗ trợ cho các học sinh ưu tú tại Nhật. Năm 2019, khi Raito bước vào năm đầu cấp 2, cậu bé đã vượt qua tiêu chuẩn tuyển chọn tương đương của học sinh cấp 3 để được chọn vào chương trình "Science Mentor Program" của Hiệp hội Khoa học Nhật Bản (JSS). Cho nên, dù Raito gặp rất nhiều khó khăn khi theo học trên trường, với sự đồng hành của bà Emi, cậu bé đã có nhiều cơ hội để chứng tỏ tiềm năng của bản thân.
|
|
Tác phẩm của Erina năm 2020: “Tokyo Sky Tree và khu công viên giải trí bí mật” (bên trái)
Tác phẩm của Raito năm 2021: “Thành phố được bảo vệ bởi những khối đá khổng lồ” (bên phải) |
Tham gia "Hội thảo phần mềm dành cho thiếu nhi" và khám phá tiềm năng
Năm 2015, gia đình Morishita lần đầu tham gia "Hội thảo phần mềm dành cho thiếu nhi - Junior Software Seminar" do FORUM8 tổ chức. Thời điểm này Raito còn là một học sinh lớp 3 và chưa chuyển đến Tokyo.
Khi cân nhắc kế hoạch cho các con trong kỳ nghỉ hè, bà Emi thử tìm kiếm trên mạng với từ khóa "đường sắt" - vì Raito có biệt tài chỉ cần nghe tiếng tàu điện là có thể biết được tuyến tàu nào, ở đâu, và "lập trình" - lĩnh vực mà Raito quan tâm. Kết quả tìm kiếm đưa bà Emi đến thông tin về dự án của FORUM8 có tên "Cùng nhau tạo ra không gian 3D ảo". Mặc dù nghĩ rằng nội dung này dành cho thiếu niên lớn tuổi hơn, bà Emi vẫn hỏi thăm về chương trình và được chúng tôi phản hồi tích cực. Bà tin rằng Raito có thể trải nghiệm thêm về thực tế ảo (VR), nên quyết định để Erina ở nhà với ông bà và cùng Raito đến Tokyo tham dự hội thảo.
|
|
|
Khi Raito lần đầu tham dự hội thảo |
Hội thảo giải thích và cho phép trải nghiệm trên máy tính cá nhân các thao tác đơn giản để khởi tạo không gian 3D bằng phần mềm UC-win/Road. Sau đó, các bạn nhỏ tự chọn chủ đề và tạo các mô hình 3D. Raito kể rằng mặc dù là lần đầu tiên làm việc với VR, cậu bé cảm thấy "việc vẽ các tòa nhà và đặt chúng (trong không gian 3D) rất dễ dàng và thú vị".
Vào thời điểm đó, Raito rất thích thú với bản đồ và nút giao thông, do vậy cậu bé nhanh chóng bị cuốn hút bởi hội thảo. Thay vì lo nghĩ về hiệu quả khi quyết định tham dự hội thảo, bà Emi cho rằng thật tốt vì Raito đã có dịp trải nghiệm điều mà cậu bé thích thú và không bị thương, đồng thời mong muốn nâng cao giá trị của trải nghiệm cho cậu bé.
Bà Emi khá ngạc nhiên khi thấy nhiều bạn nhỏ lớp dưới cũng tham gia vào buổi hội thảo, do đó từ năm tiếp theo, bà đưa cả bé Erina, lúc đó đang học lớp 1, đến tham dự buổi hội thảo. Qua trải nghiệm hội thảo đầu tiên, Erina cảm thấy thích thú khi có thể tự mình tự do tạo ra không gian 3D theo ý thích. Kể từ đó, ba người đã liên tục tham gia hội thảo này hàng năm. Qua hội thảo, Raito có cơ hội dần tìm hiểu sâu hơn các lĩnh vực quan tâm của bản thân như giao thông đường bộ, nút giao thông được điều khiển bằng đèn tín hiệu, và hệ thống đường sắt - tàu điện. Hơn nữa, Raito có "nơi" để thể hiện thế giới quan độc đáo của mình, chẳng hạn như xây dựng hạ tầng thành phố với nhiều tầng lập thể, tạo một con tàu lớn, hay xây một bảo tàng, v.v. trong không gian ảo. Erina thì thể hiện trong không gian 3D những chi tiết gợi nhớ đến vùng biển và môi trường thiên nhiên quen thuộc với cô bé khi còn nhỏ, chẳng hạn như cảnh sắc thiên nhiên, sinh vật hay thành phố nổi trên nước.
|
|
Tác phẩm của Erina: "Trường học của các loài thú" |
|
Những tác phẩm của Raito |
Tác phẩm của Raito: "Bảo tàng giao thông trong thành phố" |
Bà Emi đã có nhiều kinh nghiệm tham gia các khóa học, hội thảo cho thiếu nhi, nhưng bà vẫn rất ngạc nhiên "khi hội thảo này cho phép các em nhỏ sử dụng phiên bản UC-win/Road dành cho kỹ sư". Các em nhỏ thích thú tạo ra mọi thứ yêu thích trong không gian ảo, qua đó trở nên tự tin hơn. Các em lớp nhỏ tiểu học cũng hiểu một cách trực quan về công nghệ VR và cách tạo ra không gian VR qua hội thảo. Ngoài ra. Ngoài ra, các tác phẩm VR xuất sắc tại hội thảo sẽ được tuyên dương tại sự kiện "Lễ hội thiết kế" (Design Festival) được FORUM8 tổ chức vào tháng 11 hàng năm. Qua những lần được khen thưởng trong một sự kiện lớn trước mặt nhiều người, Raito từ tính cách rụt rè, nhút nhát đã trở nên dạn dĩ, tự tin hơn rất nhiều. |
|
|
|
|
Lễ khen thưởng, trao giải tổ chức tại Shinagawa Intercity Hall (Tokyo) tháng 11 năm 2020. Pakkun (Patrick Harlan) đang phỏng vấn 2 em nhỏ vừa đoạt giải nhất |
Hội thảo có thể hữu ích cho kỳ thi vào cấp 2 của các em nhỏ
Raito nói rằng, tương lai cậu muốn làm về VR và lập trình. Trước đó, cậu ấy cũng kể về ước mơ sẽ xuất bản một cuốn sách về chứng khó viết khi cậu bé học đến cấp 3. Từ trải nghiệm tại hội thảo, Raito đã ít nhiều tích lũy được sự tự tin cho bản thân. Cậu hy vọng rằng sẽ mang sự hiểu biết về chứng khó viết của mình giúp ích cho những người phải chịu đựng hoàn cảnh như cậu, đồng thời giúp xã hội hiểu hơn về chứng khó viết.
Cô bé Erina thì nói rằng muốn học tiếng Anh thật tốt. Có lẽ màn thuyết trình bằng tiếng Anh của sinh viên các nước trong cuộc thi trước đó đã gây ấn tượng với cô bé. Đó cũng là yếu tố để bà Emi chọn trường trung học phù hợp cho Erina.
Bà Emi cũng cho biết những năm gần đây tại Nhật, bên cạnh điểm học bạ, các trường cấp 2 còn chú trọng về thành tích học tập, trải nghiệm ngoại khóa. Trên thực tế, một số trường cũng công nhận những giải thưởng như giải được trao tại hội thảo phần mềm của FORUM8 như một điểm cộng trong hồ sơ. Chúng tôi cũng kỳ vọng sẽ có nhiều trường hợp tham dự hội thảo và đoạt giải thưởng sẽ được xét đến trong quá trình tuyển sinh
Bà Emi cho rằng, "Hội thảo rất dễ để trải nghiệm (vì là hội thảo về VR, là công nghệ giúp diễn họa trực quan các ý tưởng trừu tượng), mọi người nên thử tham gia.". Trên thực tế, mặc dù quan niệm chung là còn quá sớm để học sinh lớp 1 như Erina trải nghiệm công nghệ VR, nhưng cô bé đã rất thích thú bởi có thể tự do sáng tạo những gì mình thích trong không gian 3D. Bà Emi cũng nhấn mạnh cách mà sáng tạo trong VR tác động tích cực đến sự tự tin của trẻ em.
|