Hoạt động của nhóm kết cấu cầu và xu hướng gần đây
Trụ sở chính tại Tokyo được thành lập vào năm 2015. Hai năm sau, vào năm 2017 trưởng nhóm Maruyama trở thành thành viên của công ty.
"Trụ sở chính tại Tokyo không có bộ phận chuyên về thiết kế cầu vào thời điểm đó. Bộ phận này được thành lập sau khi tôi vào công ty."
Trụ sở Tokyo hiện có Phòng Xúc tiến kinh doanh khu vực thủ đô và Phòng Kỹ thuật khu vực thủ đô, trong đó chia thành Nhóm kết cấu cầu và Nhóm cấp nước đô thị. Nhóm kết cấu cầu phụ trách thiết kế kết cấu công trình trong lĩnh vực cầu đường. Cụ thể, công ty tham gia vào đa dạng các công việc thiết kế như 1) thiết kế sơ bộ và chi tiết của cầu, 2) giải các bài toán kỹ thuật (phương pháp phần tử hữu hạn (FEM) 2D, 3D), 3) phân tích nhiệt độ và ứng suất của bê tông, 4) kế hoạch xây dựng, thiết kế kết cấu tạm thời, 5) thiết kế kết cấu ngầm, 6) thiết kế máng/kênh dẫn nước, và 7) thiết kế gia cố đất/tường chắn. Trách nhiệm của ông Maruyama là giám sát tiến độ công việc, cũng như phê duyệt các quyết sách về phương án thực hiện dự án.
Những năm gần đây, ngày càng có nhiều các dự án về cải tạo công trình như gia cố kháng chấn và cải tạo lớp sàn của cầu cho Công ty Đường cao tốc Miền Trung Nhật Bản (NEXCO Miền Trung Nhật Bản). Công ty đã nhận được phản hồi tốt về chất lượng dịch vụ qua các dự án này.
Liên quan đến các dự án trên, một dự án gần đây nhằm thiết kế gia cố kháng chấn cho các cầu cạn trên đường cao tốc dài 3 km yêu cầu cân nhắc nhiều yếu tố về đường, vỉa hè, đường sắt giao nhau, và sử dụng không gian dưới gầm cầu cạn. Theo đó, hiệu quả gia cố tốt nhất đạt được bằng cách giảm thời gian và chi phí cho công việc qua các biện pháp như nhóm các phần công việc với điều kiện tương tự để khảo sát và cân nhắc.
Mở rộng kinh doanh sang mảng thiết kế kết cấu, đưa vào sử dụng các phần mềm thiết kế UC-1 và ES
"Theo một cách nào đó, việc đưa vào sử dụng các phần mềm thiết kế UC-1 đã mang đến sự cải tiến trong công việc."
Mặc dù sử dụng máy tính để tính toán thủ công trên giấy có thể được thực hiện khi cần thiết, nhưng hiệu quả công việc được cải thiện đáng kể khi sử dụng phần mềm thiết kế chuyên dụng. Do đó, việc sử dụng phần mềm trong tính toán kết cấu đã được xúc tiến tích cực từ trước đến nay. Trưởng nhóm Maruyama cho rằng những nỗ lực mở rộng kinh doanh ở mảng thiết kế kết cấu đã thúc đẩy việc đưa vào sử dụng các phần mềm thiết kế UC-1 tại trụ sở chính Tokyo. Ngoài ra, những nỗ lực đó cũng góp phần đảm bảo nguồn nhân lực có kinh nghiệm, bao gồm chính ông, được phân bổ vào các lĩnh vực có nhu cầu.
"Engineer's Studio® cũng được đưa vào sử dụng theo cách tương tự"
Tuy nhiên, ông cho rằng nếu không có Engineer's Studio® thì việc tính toán thủ công là rất khó. Đặc biệt, khi các trận động đất mạnh ngày càng xảy ra thường xuyên, nếu tính toán theo cách như trước đây thường sẽ dẫn đến việc gia cố dư thừa so với phương án tối ưu. Do đó, phần mềm cũng giúp giúp cải thiện chất lượng gia cố và bám sát nhu cầu thực tế hơn. Ngoài ra, đối với các kết cấu đơn giản thì phương án gia cố kháng chấn dễ thi công hơn, tuy nhiên các trường hợp còn lại đang chờ được thi công đều thuộc dạng có các điều kiện phức tạp. Chính vì yêu cầu nghiên cứu trên mô hình phức tạp để tái lập chúng một cách chính xác, Engineer's Studio® đã được sử dụng rộng rãi.
|
|
|
Phân tích động lực học phi tuyến tính trên cầu bằng cách sử dụng mô hình 3 chiều chứa đựng các đặc tính của cây cầu |
Để ví dụ, ông đã nêu ra các dự án thực tế như 1) phân tích động phi tuyến trên cầu bằng cách sử dụng mô hình 3 chiều chứa đựng các đặc tính của cây cầu khi gia cố chống động đất cho cầu có trụ ngàm (locking pier), độ ổn định khi chịu động đất phụ thuộc vào phần mố cố định, 2) kiểm tra khả năng kháng chấn bằng phân tích động phi tuyến trên kết cấu phần dưới của một cầu ống dẫn nước kiểu Langer có tuổi thọ 55 năm.
Nghiên cứu về khả năng ứng dụng VR thông qua khóa học CNTT về xây dựng
Song song với việc sử dụng các phần mềm FORUM8, công ty hiện có 3 người đang tham gia "khóa đào tạo CNTT ngành xây dựng dành cho các kỹ sư (ICT Seminar)".
Khóa học này đã được Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi lựa chọn cho "Dự án Phát triển Chương trình Giáo dục và Đào tạo" năm 2019 - 2020, và được phát triển bởi "Chương trình giáo dục và đào tạo sử dụng nội dung VR nhằm đào tạo kỹ sư CIM và thúc đẩy CNTT hóa ngành xây dựng (i-Construction)" của FORUM8. Ông Maruyama nói rằng, lý do khiến ông và mọi người tham gia khóa học này là để biết được tác động tương lai của các chính sách do Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch thúc đẩy như CIM và i-Construction, và các xu hướng CNTT mới nhất.
Tuy chưa kết thúc khóa học, nhưng thông qua các khóa học, ông đã nhận ra tiềm năng ứng dụng công nghệ VR. Ví dụ, việc trực quan hóa trong quá trình thi công gia cố cầu giúp trả lời các câu hỏi như, khi thêm một cấu kiện hoặc bộ phận vào cây cầu, "cây cầu sẽ trông như thế nào?", "đèn tín hiệu có dễ nhìn thấy không?", "nếu khó nhìn thấy tín hiệu, di chuyển vị trí cột đèn tín hiệu có giúp giải quyết vấn đề không?". Ưu điểm so với bản vẽ 2D trên giấy là cho phép người không quen đọc bản vẽ thiết kế hình dung ra công trình hoàn thiện, do đó VR có thể là công cụ giao tiếp không chỉ để thảo luận với bên đặt hàng mà còn hỗ trợ giải thích dự án cho cư dân.
Ngoài ra, ông Maruyama, với dự định đưa vào sử dụng phần mềm mô phỏng 3D VR tương tác thời gian thực "UC-win/Road" của FORUM8, muốn đi đến trực quan hóa quá trình thi công thay thế các cây cầu, từ phá dỡ những cây cầu cũ đến xây dựng những cây cầu mới. Đó là bước đi mới tiếp theo của ông.
|
|
Nhóm kết cấu cầu |
3 nhân viên của công ty tham gia khóa đào tạo CNTT về xây dựng |
|