Năm 1953, Viện nghiên cứu được thành lập. Vào thời điểm đó, Viện
chủ yếu tham gia nghiên cứu và phát triển các thiết bị và máy móc
điện bao gồm thiết bị điện động lực và thiết bị điện gia dụng.
Khoảng năm 1990, ông Yanghua Zhou làm việc tại Văn phòng Tự động
hóa của Viện, nơi nghiên cứu và phát triển về điều khiển và tự
động hóa. Các sản phẩm được xử lý trong Văn phòng có kích thước
nhỏ hơn so với các bộ phận khác. Mặc dù là một tổ chức nhỏ (bao
gồm khoảng 50 nhân viên), nhưng họ luôn tự hào về "công việc tiên
tiến (lĩnh vực tiềm năng) liên quan đến máy tính và xử lý dữ
liệu".
Sau năm 1990, với sự phát triển và mở rộng của khoa học và công
nghệ ở Trung Quốc lấy thị trường nội địa làm nền tảng, Văn phòng
bắt đầu tự động hóa xử lý nước thải và thoát nước, sau đó phát
triển và tích hợp dần dần các hệ thống giao thông. Đi theo sự phát
triển đó, Văn phòng sớm mở rộng thành một tổ chức gồm hơn 100 nhân
viên. Và cuối cùng vào năm 2008, Văn phòng đã tách ra và trở thành
một văn phòng độc lập với tư cách là "Công ty TNHH Hệ thống Thông
minh SEARI Thương Hải" hiện tại (SEISYS).
Khi bắt đầu thành lập, SEISYS đã tham gia chủ yếu vào mảng giao
thông thông minh, lấy đó là cốt lõi. Trong hơn 10 năm sau đó,
SEISYS đã mở rộng kinh doanh bao gồm: 1) Giao thông thông minh bao
gồm đường bộ tại một số khu vực nhất định, đường cao tốc kết nối
các thành phố và giao thông công cộng như tàu điện ngầm, xe điện
và xe buýt; 2) Kiến trúc thông minh bao gồm quản lý tòa nhà; 3)
Thành phố thông minh bao gồm dịch vụ xử lý nước thải và thoát
nước; và ngoài ra trong những năm gần đây công ty bổ sung thêm, 4)
dịch vụ liên quan đến AI (trí tuệ nhân tạo) dựa trên dữ liệu lớn.
Hiện tại, với hơn 750 nhân viên, SEISYS đang thực hiện các hoạt
động tiếp thị độc đáo ở hầu hết mọi nơi trên toàn quốc (hơn 30 đơn
vị cấp tỉnh) không chỉ có trụ sở tại Thượng Hải mà còn ở 4 văn
phòng tại Nam Kinh (tỉnh Giang Tô), Hàng Châu (tỉnh Chiết Giang),
Thiên Tân và Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên), cũng như các công ty liên
doanh tại Urumqi (Khu tự trị Tân Cương).
Nỗ lực
của Phòng lấy Giao thông thông minh là cốt lõi
Trong SEISYS, "Phòng Cầu - hầm tốc độ cao" theo ông Yanghua
Zhou, nó thuộc về nghĩa đen khi đảm nhiệm các công việc về đường
cao tốc, cầu và hầm thông minh. Hiện tại, có khoảng 100 nhân viên
là thành viên của Văn phòng này. Phòng đặt trọng tâm vào các dịch
vụ bao gồm giám sát thiết bị điện của đường cao tốc, quản lý thông
tin qua tất cả các giai đoạn từ xây dựng đến bảo trì đường cao tốc
và xây dựng hệ thống ETC (Hệ thống thu phí điện tử) và quản lý /
vận hành thông tin của nó.
"Trong những năm gần đây tại Trung Quốc, việc xây dựng hệ thống
ETC đã được thúc đẩy ở quy mô quốc gia."
Khi các trạm thu phí được lắp đặt tại mọi lối vào các khu hành
chính trong cả nước. Vì cần phải thanh toán mỗi khi tài xế đi qua,
nên việc kẹt xe quy mô lớn xảy ra - nó đã trở thành một vấn đề xã
hội, đặc biệt là trong những ngày lễ, nơi có nhiều lối vào cần vận
hành thủ công. Để giải quyết vấn đề trên, việc bổ sung ETC đã và
đang thu hút sự chú ý. Chính vì thế, Phòng Cầu- hầm tốc độ cao đã
tham gia xây dựng hệ thống ETC và quản lý thông tin chủ yếu ở
Thượng Hải, Thiên Tân, Khu tự trị Tân Cương, tỉnh Chiết Giang và
tỉnh Hồ Bắc. Thông thường, chỉ có 20% ô tô đi qua các trạm thu phí
đã sử dụng ETC nhưng bây giờ khi chính phủ thông qua các hệ thống
bổ sung này, mục tiêu được đặt ra là đạt được tỷ lệ bao phủ khoảng
90% vào cuối năm 2019, theo ông Zhou.
"Ví dụ, bình thường người lái xe có thể mất từ 3 đến 4 giờ lái
xe từ Thượng Hải đến Hàng Châu theo cách truyền thống (sử dụng cửa
sổ để vận hành thủ công), nhưng khi sử dụng ETC dự kiến giảm thời
gian lái xe sẽ giảm xuống 1 đến 2 giờ. "
Ngoài ra, ông còn đề cập đến hiệu ứng với các vụ tai nạn xảy ra
trên đường cao tốc, liên quan đến chức năng của đường thông minh.
Ví dụ, theo truyền thống, khi các tài xế phát hiện ra một vụ tai
nạn, họ phải thông báo cho các phương tiện xung quanh hoặc người
đồng nghiệp phải thông báo cho họ. Ngược lại, với đường thông minh
được trang bị camera và cảm biến với độ phân giải cao ở bên đường,
nó giúp người lái xe có thể nắm bắt được vị trí các vụ tai nạn, bố
trí cứu hộ, cung cấp thông tin giao thông theo điều kiện đường,
v.v.
Kiến thức về các công nghệ tiên tiến cho phần cứng và phần mềm
liên quan là không thể thiếu để xây dựng các hệ thống này. Vì vậy
họ đã rất chú ý đến lĩnh vực hệ thống giao thông thông minh (hay
ITS) ngay từ đầu, ông Zhou "đã học ITS tại Nhật Bản qua VICS và
ETC 2.0". Ông nói rằng vai trò của ông là lập kế hoạch xây dựng hệ
thống trong khi xem xét nghiên cứu về thông tin đó, mua sắm các
nguồn lực cần thiết và phân phối nhân sự.
Hệ
thống mô phỏng 3D của máy cứu hộ khẩn cấp cho hoạt
động giao thông đường bộ dựa trên 3D VR và hoạt động
hợp tác nhiều người dùng
|
Phát triển hệ thống
mô phỏng máy cứu hộ khẩn cấp cho những cây cầu nhịp lớn bằng
cách sử dụng UC-win/Road
Như đã đề cập trước đó, vào năm 2010, khi ông Yanghua Zhou, Phó
kỹ sư trưởng xem đoạn video cho thấy những con số hoàn thành của
trung tâm giao thông toàn diện Thượng Hải Hồng Kiều và khu vực
xung quanh (trung tâm giao thông Hồng Kiều), được quảng bá tại
Shanghai Expo- điểu mà ông có được khi tham gia xây dựng và trước
khi nó hoàn thành, được thể hiện trong VR một cách tình cờ. Trung
tâm giao thông Hồng Kiều đã tạo ra một cấu trúc đường cao tốc phức
tạp bằng cách tích hợp chức năng kết nối với sân bay, trạm trung
chuyển quá cảnh, trạm trung chuyển tàu điện ngầm và nhà ga cho xe
khách đường dài và xe buýt tuyến cố định trong thành phố. Đây là
những đại diện thực tế của VR trong giai đoạn xây dựng. Đề cập đến
tình huống hiện tại là kiểm tra về cách tổ chức các biển báo và hệ
thống hướng dẫn cho Cảnh sát giao thông dựa trên VR, ông nói rằng
những ưu điểm của phương pháp này đã gây ấn tượng mạnh với ông về
cả tính an toàn và chi phí.
Mặc dù ông không có cơ hội sử dụng VR cho công việc
trong một thời gian cho đến năm 2016, nhưng khi ông Zhou
phụ trách dự án tìm ra cách liên kết các bộ phận tương ứng
một cách hiệu quả khi tổ chức sơ tán và cứu hộ trong
trường hợp khẩn cấp xảy ra trên cầu Vịnh Hàng Châu . Sau
đó, anh nảy ra ý tưởng sử dụng UC-win / Road.
Cầu Vịnh Hàng Châu được hoàn thành vào năm 2008. Với chiều
dài 35,673m, đây là cầu vịnh dài nhất thế giới vào thời điểm
đó. Thậm chí ngày nay, nó vẫn là cây cầu dài thứ ba bên cạnh
cầu Hồng Kông-Chu Hải-Ma Cao (HZMB) (chiều dài cầu: 49.968m)
và cầu vịnh Giao Châu (chiều dài cầu: 41.580m).
Trong trường hợp tai nạn hoặc hỏa hoạn lớn xảy ra trong
môi trường như vậy, không thể thiếu sự tham gia của đơn vị
xây dựng chính và các bộ phận liên quan khác nhau như cảnh
sát, bộ phận phòng cháy chữa cháy, cấp cứu, bảo trì thiết
bị cầu, và người lái xe để thực hiện sơ tán và cứu hộ hiệu
quả bằng cách kết nối và hợp tác với nhau. Với mục đích
này, không gian 3D cho tình huống đã được VR tạo ra bằng
UC-win/Road. Sau đó, đối với quy trình "ai vào tình huống
trước và theo thứ tự những người khác tuân theo" khi xảy
ra hỏa hoạn hoặc tai nạn, phương pháp thực hiện cứu hộ sử
dụng mô phỏng đã được thực hiện. Một hệ thống mô phỏng để
huấn luyện cứu hộ khẩn cấp được phát triển bởi ông Zhou và
những người đồng nghiệp khác.
Hệ thống này không cho phép người tham gia nhìn thấy
trực tiếp chuyển động của nhau, nhưng cho phép nhìn chuyển
động của toàn bộ tại trung tâm giám sát. Nhân viên trong
nhiều bộ phận được đào tạo về cách làm việc theo nhóm và
hợp tác hiệu quả khi mô phỏng các hướng, thông tin, hình
thức liên lạc, và hoạt động hợp tác, vv trong cùng một
không gian VR thông qua các thiết bị cổng mạng ra vào khác
nhau. Hơn nữa, hệ thống được thiết kế để cải thiện quy
trình vận hành thực tế.
|
|
|
Mô phỏng lái xe sử dụng UC-win/Road |
|
"Vì loại mô phỏng này cho phép chúng tôi nhìn thấy toàn
bộ quy trình cứu hộ, tôi nghĩ rằng những điểm tốt và điểm
cần cải thiện (trong các hoạt động của chúng tôi) đã được
làm rõ, làm cho sự hợp tác trở lên suôn sẻ hơn."
Mặc dù mô phỏng cứu hộ ban đầu đã được giả định, nhưng tiềm
năng của nó như là một công cụ để đánh giá hoặc kiểm tra khả
năng nhanh chóng và linh hoạt của các đối tượng thử nghiệm
để ứng phó với các tai nạn bất ngờ, nó đã thu hút sự chú ý.
Do vậy, các chức năng khác nên được thêm vào. Hơn nữa, vì
đây là lần đầu tiên ông Zhou và những người khác sử
dụng UC-win/Road nên họ đã học cách vận hành nó dưới sự hỗ
trợ từ nhân viên FORUM8. Khi nhiều thành viên tham gia vận
hành trình mô phỏng cùng một lúc, nó sẽ hơi khó để vận hành,
nhất là trong việc đồng bộ hóa chính xác nội dung hình ảnh.
Tuy nhiên, cuối cùng họ đã giải quyết được các phần khó
khăn, ông Zhou nói. |
Tiềm
năng của UC-win/Road thu hút sự chú ý với những ứng dụng trong
tương lai
"Chúng tôi muốn tiếp tục áp dụng UC-win/Road một cách tích cực."
Thông qua Lễ hội thiết kế lần này, ông Zhou đã nhận ra các chức
năng phong phú của phần mềm thêm một lần nữa khi xem các trường
hợp ứng dụng đa dạng của nó. Ví dụ, theo ông, 3D VR liên kết các
không gian trên mặt đất và dưới lòng đất, đó là tiềm năng khi ứng
dụng vào các dự án phát triển đường với hệ thống xử lý nước
thải/thoát nước.
Ngoài ra, ông cũng đề cập đến các ý tưởng về ứng dụng mới của
UC-win/Road cho lĩnh vực giao thông thông minh mà họ nhấn mạnh nhất,
cũng xem xét liên kết với dữ liệu xe thực tế có được bằng bộ công cụ
phát triển "UC-win/Road SDK".
|
|
Các thành
viên của đội phát triển |
Diễn tập
vận hành hệ thống |
|