Từ sự thành công của các dự án này, Trung tâm SABA đã mở rộng quy mô, đưa vào sử dụng hai thiết bị mô phỏng lái xe dòng full-size của FORUM8 và một thiết bị mô phỏng lái xe đạp sử dụng phần mềm UC-win/Road để thực hiện nghiên cứu. Ba thiết bị mô phỏng này có thể liên kết với nhau, cho phép thực hiện nghiên cứu tương quan giữa hành vi lái ô tô và xe đạp, đồng thời cho phép thực hiện các nghiên cứu nguy hiểm và khó khăn khi thực hiện trong thực tế.
Thiết bị mô phỏng lái xe đạp bao gồm màn hình và thân xe đạp kết cấu như thực tế. Thiết bị mô phỏng lái xe ô tô gồm một bộ với ba màn hình tích hợp mô phỏng gương chiếu hậu thời gian thực, hệ thống điều khiển như vô lăng, chân ga, phanh, bàn đạp, hệ thống đèn báo và ghế lái cỡ thực; bộ còn lại được trang bị cơ cấu mô phỏng chuyển động, cho phép người lái cảm nhận sự rung khi lái xe qua gờ giảm tốc hoặc ổ gà trên mặt đường, đồng thời có cả một bàn đạp ly hợp và cần số.
Phần mềm được cài đặt trong các thiết bị mô phỏng lái xe là UC-win/Road. Phần mềm mô phỏng trực quan các yếu tố như đường, cầu, đường dốc, vật thể hai bên đường, cây 3D, tòa nhà v.v. cùng các điều kiện môi trường như thời tiết, tạo cho người lái xe một môi trường ảo như thực tế. Các yếu tố về mạng lưới đường bộ như căn chỉnh hướng tuyến, trắc ngang/ trắc dọc, thiết kế giao lộ, đèn giao thông, biển báo hiệu, thiết lập địa hình và tạo dòng giao thông có thể được điều chỉnh dễ dàng. Những người tham gia nghiên cứu cũng có thể tự chọn lộ trình từ điểm xuất phát đến điểm đích.
Các dữ liệu như chuyển làn, tăng tốc, phanh, kiểm soát lái, tốc độ và số va chạm đều được phần mềm mô phỏng lái xe ghi lại. Các cấp độ lái xe tự động và cơ sở hạ tầng kết nối khác nhau cũng có thể được thiết lập. Phần cứng không thể tùy chỉnh, tuy nhiên phần mềm có thể được hiệu chỉnh dựa theo các yếu tố như tầm nhìn và điểm mù đối với trường hợp vị trí ngồi lái xe cao hơn hoặc gia tốc, tốc độ phanh v.v., giúp ích cho nghiên cứu hành vi của người điều khiển xe tải cỡ lớn, xe buýt/ xe khách.
|
Phòng thí nghiệm trong Trung tâm SABA |
Hệ thống theo dõi chuyển động mắt (eyetracker) cho biết người lái xe đang nhìn vào đâu và trong bao lâu, phục vụ nghiên cứu các yếu tố làm phân tâm khác nhau, từ tin nhắn văn bản đến các biển hiệu, trên tất cả các loại hình đường bộ.
Trung tâm SABA cũng sở hữu một thiết bị mô phỏng lái xe di động có thể được chuyển đi nơi khác. Trước đây, thiết bị mô phỏng lái xe này đã được đưa đến sở cảnh sát để tiến hành nghiên cứu một cách an toàn ảnh hưởng của cần sa đối với người lái xe.
Các dự án gần đây tại Trung tâm SABA nghiên cứu về những đề tài như tác động của các dạng phân tâm xảy ra khi lái xe trên các loại hình đường bộ khác nhau, quan sát khả năng phản ứng của người lái xe với hệ thống cảnh báo phương tiện tân tiến như cảnh báo va chạm, tác động của bảng quang báo đối với người lái xe, nghiên cứu cách tối ưu để chuyển thông tin đến người lái xe, thử nghiệm thiết bị điều khiển khoảng cách giữa hai xe thân thiện với môi trường.
Việc đưa vào sử dụng một thiết bị mô phỏng xe đạp mới sẽ mang lại bước tiến lớn hơn cho nghiên cứu an toàn giao thông. Ngoài ra, việc tích hợp trình mô phỏng xe đạp với trình mô phỏng lái xe, thiết bị theo dõi chuyển động mắt và phần mềm mô phỏng vi mô sẽ hỗ trợ Giám đốc Trung tâm SABA, Tiến sĩ Mansoureh Jeihani nghiên cứu chi tiết hơn về an toàn giao thông cho người đi xe đạp. Các lĩnh vực nghiên cứu khác trong tương lai bao gồm tính công bằng, xe đạp cho mọi người, người khuyết tật, biển báo giao thông và thiết kế vỉa hè, quy hoạch giao thông và dự báo nhu cầu giao thông.
|
|
Thiết bị theo dõi chuyển động mắt tích hợp UC-win/Road được sử dụng trong nghiên cứu |
Các nghiên cứu sẽ nguy hiểm nếu thực hiện trong thực tế, chẳng hạn như người băng qua đường đột ngột. |
|