Vol.
 15

Công ty Takara
Space Design

URL: https://www.takara-s-d.com/

Địa điểm: Quận Minato, Tokyo
(Nhật Bản)
Công ty Takara Space Design được thành lập năm 1959. Với sự hợp tác từ nha sản xuất thiết bị y tế, làm đẹp Takara Belmont, công ty đã tham gia nhiều dự án về thiết kế không gian, phụ trách từ lập kế hoạch, thiết kế, thi công đến khi cửa hàng khai trương, tập trung vào các công trình thuộc lĩnh vực "sắc đẹp và sức khỏe" như thẩm mỹ viện, tiệm cắt tóc, các phòng khám đa khoa, nha khoa và cửa hàng mỹ phẩm. Công ty gồm một nhóm kỹ sư với 111/149 nhân viên phụ trách thiết kế, tất cả họ đều sử dụng phần mềm Shade3D trong mọi khía cạnh của quy trình thiết kế, như phối cảnh phục vụ cho thuyết trình ý tưởng, thiết kế chi tiết và phục vụ công việc tại công trường thi công.
 
Thiết kế "không gian sắc đẹp & sức khỏe"
cho các tiệm cắt tóc, thẩm mỹ viện, phòng khám y khoa.
Sử dụng Shade3D để trình bày ý tưởng, thiết kế, diễn họa phục vụ thi công.

Takara Space Design chuyên đề xuất các phương án thiết kế không gian mang phong cách hiện đại cho các tiệm cắt tóc, thẩm mỹ viện, phòng khám nha khoa và cơ sở y tế. Hiện tại, công ty nhận được hơn 1.000 đơn đặt hàng mỗi năm, tham dự khoảng 90 buổi khai trương cơ sở của các khách hàng mỗi tháng. Công cụ được các nhân viên thiết kế sử dụng là Shade3D.

Những năm 1980, công ty đã bắt đầu chuyển từ bản vẽ vẽ tay sang sử dụng CAD, và từ những năm 1990, một số nhân viên đã bắt đầu sử dụng Shade3D để diễn họa chân thực hơn. Shade3D sau đó trở thành phần mềm chính được sử dụng trong toàn bộ công ty từ những năm 2000. Hiện tại, trong 149 nhân viên của công ty, 111 người phụ trách thiết kế, tất cả họ đều sử dụng Shade3D trong công việc.

Cô Mai Nakamura, kỹ sư thiết kế chính cho rằng: "Khi triển khai thiết kế 3D, chúng tôi cảm nhận được rằng mọi thiết kế đều có thể được tạo ra một cách linh hoạt". Tại công ty, đầu tiên, trợ lý thiết kế tạo ra các bản vẽ phối cảnh trắng đen đen từ các bản vẽ CAD, phản ánh từ bố cục khung hình đến bố trí chiếu sáng. Dựa trên đó, các kỹ sư thiết kế sau đó bổ sung vật liệu và các chi tiết khác. Cô Nakamura nói, "Mặc dù không có nhiều thời gian để thiết kế, nhưng Shade3D cho phép tôi chỉnh sửa texture và màu sắc dễ dàng mà không cần phần mềm đồ họa chuyên biệt. Điều này rất hữu ích vì tôi có thể sử dụng lại các file trước đó để thiết kế chi tiết khi nhận được đơn đặt hàng chính thức từ khách hàng.".

Ngoài ra, các hình ảnh phối cảnh được tạo ra đôi khi được sử dụng trong giai đoạn xây dựng. Ví dụ, khi thực hiện một thiết kế về thẩm mỹ viện có nội thất phức tạp, cô ấy đã xác định về sự xuất hiện của những chiếc bàn làm bằng gỗ ép trên Shade3D và xác nhận đường cắt trước khi giao nó cho công trường. Khi lắp ráp bàn, cô đưa ra phối cảnh và giải thích cho những người thợ để chia sẻ hình ảnh thực tế với họ.

▲Thẩm mỹ viện mang phong cách Nhật Bản hiện đại. Shade3D không chỉ được sử dụng để thiết kế các sản phẩm có hình dạng phức tạp được làm bằng các tấm gỗ xếp chồng lên nhau mà còn có thể diễn họa để phục vụ quá trình thi công/ thực hiện dự án. (Cô Nakamura)

Cô Yuri Iwamoto, trợ lý thiết kế và là người thường được yêu cầu tạo dữ liệu trong thời gian ngắn, cho rằng điểm tuyệt vời của Shade3D là các nhân viên thiết kế có thể tạo ra các mô hình với hình dạng phức tạp một cách linh hoạt và nhanh chóng. "Đường cong quét (swept curve) rất hữu ích khi thiết kế một phòng khám với nội thất có nhiều đường cong. Ngoài ra, khi thêm ánh sáng gián tiếp dọc theo đường hình dạng của bức tường, chúng tôi chỉ cần sử dụng tính năng path replicator và đặt các điểm nguồn sáng". Các trợ lý thiết kế sẽ nhận được nhiều yêu cầu từ các nhân viên thiết kế khác nhau, nên trong trình Explorer họ có thể tạo catalog để khai báo vật liệu và các ký hiệu đối với từng yêu cầu của nhân viên thiết kế để giúp công việc suôn sẻ hơn.

Các nhân viên thiết kế xây dựng phương án đề xuất dựa trên phần mềm và suy nghĩ cách triển khai thiết kế chi tiết, trong khi các trợ lý thiết kế sẽ tạo ra dữ liệu mà họ được yêu cầu chính xác và nhanh nhất có thể. Họ hợp tác với nhau và sử dụng Shade3D cho các mục đích khác nhau. Ông Nagamine, Giám đốc Phòng xúc tiến kinh doanh cho rằng, "Khi đưa ra đề xuất cho khách hàng, bản thân các nhân viên thiết kế có thể sử dụng Shade3D để triển khai nhiều ý tưởng khác nhau. Tôi nghĩ đây là phần mềm rất thân thiện với người dùng. Trong tương lai, tôi muốn tìm hiểu thêm một số hướng sử dụng khác, chẳng hạn như tạo ra một không gian 3D trải nghiệm tương tác thời gian thực với khách hàng để đề xuất tại các cuộc họp.".

▲Trái: "Chúng tôi thiết kế không gian phòng khám và tiệm làm tóc mang phong cách hiện đại bằng Shade3D." (Ông Nagamine)
Phải: Ví dụ về thiết kế không gian cho một cơ sở y tế. Nhân viên thiết kế có thể nhanh chóng tạo ra bề mặt cong với các đường cong quét (swept curve), tạo ánh sáng gián tiếp bằng path replicator
▲Phòng trưng bày tại trụ sở chính Tokyo (trái) và không gian phòng họp (phải), đều được công ty tự thiết kế bằng Shade3D.


Trước
  
Mục lục
(Up&Coming '22 Ấn bản mùa thu)
Back
Up&Coming

LOADING