Cụ thể, ông Ueno xếp tay nghề chế tác gỗ, dùng thành thạo các dụng cụ hỗ trợ thủ công thuộc nhóm "không được thay đổi", và việc áp dụng công nghệ thông tin vào thiết kế bản vẽ xây dựng, diễn họa công trình trên máy tính vào nhóm "phải cải tiến", là việc phải thực hiện để cải tiến năng suất công việc. Những năm gần đây đang xuất hiện làn sóng xúc tiến áp dụng công nghệ như BIM (mô hình thông tin công trình), DX (số hóa) và XR (thực tại ảo mở rộng), điều này càng thúc đẩy ông tạo ra những mô hình kiến trúc 3D về đền chùa, đưa niềm tự hào văn hóa Nhật Bản đến với thế giới.
Ông chú trọng sử dụng đường cong NURBS để dựng các đường cong trên phần mái của công trình đền chùa, bởi đặc trưng của mái đền chùa Nhật là tạo thành từ nhiều bề mặt cong. Chức năng mô hình bằng đường cong NURBS được trang bị trong phiên bản Professional từ Shade3D Ver. 17, khiến ông quyết định đưa vào sử dụng Shade3D Ver. 18 Professional vào năm 2018. Với giao diện phần mềm thân thiện, dễ sử dụng, ông Ueno đã sử dụng Shade3D làm phần mềm tạo mô hình chính; sau đó, ông Takahashi và ông Okino cũng lần lượt bắt đầu sử dụng Shade3D Ver. 19. và Ver. 20 sau khi được truyền cảm hứng bởi những tác phẩm mô hình của ông Ueno. Đó là cơ duyên mang Shade3D đến với T&I Modeling.
Cùng với công việc thiết kế, xây dựng các công trình đền thờ và chùa trong thực tế, ông Ueno và các đồng nghiệp của mình cũng xây dựng mô hình 3D của các công trình đó. Họ
cung cấp hình ảnh, video, dữ liệu mô hình 3D cho các nhà thiết kế và công ty tư vấn xây dựng trong dự án, cũng như trụ trì các ngôi đền thờ và chùa có liên quan. Vào thời điểm đó, quan niệm chung là mô hình 3D sẽ được sử dụng để làm mẫu, hỗ trợ việc hiểu bản vẽ của thợ xây dựng. Thực tế, nhiều năm kinh nghiệm của ông cho thấy các mô hình 3D sẽ hữu ích cho hầu hết các bên liên quan trong quá trình đánh giá thiết kế và thi công.
Từ khi T&I Modeling thành lập, họ đã tạo ra nhiều mô hình 3D với Shade3D và một trong những mô hình nổi bật là "Tháp bà bảy tầng - Nanajūnotō" theo yêu cầu của một ngôi đền ở thành phố Kokubunji. Ngôi đền đã được xây dựng từ trước nhưng không có tài liệu nào về công trình, do đó mất 10 tháng để họ vừa tiến hành cải tạo lại công trình, vừa tạo các bản vẽ 2D chi tiết, bản vẽ mái nhà với tỷ lệ đầy đủ. Dựa vào đó, họ dựng mô hình 3D chi tiết của tháp. Ngoài ra, đối với "Rokkakudo" - công trình ông Okino đang thực hiện, họ đã tạo một video về bản vẽ phối cảnh bên trong và bên ngoài, toàn cảnh công trình cho đơn vị thiết kế, đồng thời cung cấp bản vẽ tỷ lệ đầy đủ và mô hình 3D đường cong của phần mái ngói công trình cho đơn vị thi công. Các sản phẩm đó được sử dụng để thống nhất, kiểm tra công việc giữa các bên liên quan trong suốt giai đoạn thiết kế và xây dựng công trình. Ngoài ra, đội cũng bắt đầu sản xuất mô hình 3D cho chính quyền địa phương để hỗ trợ các dự án tái thiết di tích tường thành/ lâu đài. Ba thành viên chia nhau nghiên cứu các vấn đề lắp đặt cụm trụ gỗ, chọn vật liệu mỏng, bền, thi công mái ngói sao cho công trình có thể chịu được các tác động từ các hoạt động nghiên cứu lịch sử. Hiện, đội đang trong quá trình hoàn tất bản vẽ chi tiết 2D.
hành.
Nhận xét về Shade3D, từ quan điểm của một nghệ nhân, ông Ueno cho biết: "Các thao tác boolean trên hình vẽ như "grinding" (cắt gọt), "scraping" (bào) và "drilling" (khoan lỗ) rất giống việc xử lý gỗ cả về mặt cảm quan và quy trình.". Ông Takahashi thì tin rằng Shade3D có thể được ứng dụng trong giảng dạy về kiến trúc. Còn đối với ông Okino, Shade3D có thể là công cụ hữu hiệu để các bên liên quan trong dự án xây dựng giao tiếp với nhau tốt hơn.
|
|
|
|
▲Tháp bà Nanajūnotō 7 tầng được mô hình 3D đến từng chi tiết |
|